XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔN THƯƠNG THẬN CẤP TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG BẰNG CISPLATIN

Trương Trần Thục Trân1, Đàm Ngọc Bích1, Lê Minh Khoa1, Lê Huỳnh Hoàng Quân1, Đặng Thị Hằng1, Trương Thái Lam Nguyên1, Nguyễn Hoàng Tín1, Trần Thái Thanh Tâm1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 Đặt vấn đề: Ngày nay, tình trạng tổn thương thận cấp (AKI: acute kidney injury) ngày càng trở nên trầm trọng hơn, đáng chú ý ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân phổ biến gây nên AKI thường do cơ chế tổn thương thận cấp trước thận có liên quan đến nhiễm độc các thuốc. Trong đó, Cisplatin là một thuốc đang được sử dụng rộng rãi để điều trị ung thư ngày nay mang đến một trong các tác dụng phụ đáng chú ý nhất là tổn thương thận cấp, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị và tiên lượng bệnh. Vì vậy, việc xây dựng mô hình để hiểu rõ các cơ chế và những biến đổi sinh hóa liên quan đến tổn thương thận cấp là cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm chức năng thận ở nhóm chuột nhắt trắng đực với các liều can thiệp Cisplatin khác nhau và so sánh với nhóm chuột đối chứng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm trên chuột nhắt trắng đực, chia ngẫu nhiên 8 con/lô, gồm lô chuột sinh lý và 3 lô chuột can thiệp liều Cisplatin lần lượt là 10mg/kg, 15mg/kg và 20mg/kg qua đường tiêm tĩnh mạch đuôi chuột, định lượng nồng độ creatinin và BUN máu sau 72 giờ. Kết quả: Lô can thiệp liều 15mg/kg ghi nhận nồng độ creatinin và BUN máu cao hơn gấp 2,59 và 5,07 lần (p<0,001), 100% chuột bị tổn thương thận cấp; lô can thiệp liều 20mg/kg ghi nhận nồng độ creatinin và BUN máu cao hơn gấp 3,04 và 7,3 lần (p<0,001), 50% con chuột bị tổn thương thận cấp, 50% chuột bị suy thận cấp. Kết luận: Mô hình tổn thương thận cấp trên chuột nhắt trắng bằng Cisplatin đã được xây dựng thành công ở liều 15mg/kg và 20mg/kg. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dasari S., Njiki S., Mbemi A., Yedjiou CG., and Tchounwou P.B. Pharmacological Effects of Cisplatin Combination with Natural Products in Cancer Chemotherapy. International Journal of Molecular Sciences. 2022. 23(3), 1532, doi: 10.3390/ijms23031532.
2. Perše M., and Večerić-Haler Ž. Cisplatin-Induced Rodent Model of Kidney Injury: Characteristics and Challenges. BioMed Research International. 2018, 1462802, doi: 10.1155/2018/1462802.
3. Cerdá J., Lameire N., Eggers P., Pannu N., Uchino S., et al. Epidemiology of Acute Kidney Injury. Clinical Journal of the American Society of Nephrology. 2008. 3(3), 881-886, doi: 10.2215/cjn.04961107.
4. Mehta R.L., Cerdá J., Burdmann E.A., Tonelli M., Jha V., et al. International Society of Nephrology's 0by25 initiative for acute kidney injury (zero preventable deaths by 2025): a human rights case for nephrology. The Lancet. 2015. 385(9987), 2616-2643, doi: 10.1016/S0140-6736(15)60126-X.
5. Dasari S., and Tchounwou P.B. Cisplatin in cancer therapy: Molecular mechanisms of action. European Journal of Pharmacology. 2014. 740, 364-378, doi: 10.1016/j.ejphar.2014.07.025.
6. Bellomo R., Ronco C., Kellum J.A., Mehta R.L., Palevsky P., and Acute Dialysis Quality Initiative workgroup. Acute renal failure – definition, outcome measures, animal models, fluid therapy and information technology needs: the Second International Consensus Conference of the Acute Dialysis Quality Initiative (ADQI) Group. Critical Care. 2004. 8(4), 204-212, doi: 10.1186/cc2872.
7. Mingjun S., McMilan K.L., Wu J., Gillings N., Flores B., et al. Cisplatin nephrotoxicity as a model of chronic kidney disease. Laboratory Investigation. 2018. 98(8), 1105-1121, doi:
10.1038/s41374-018-0063-2.
8. Iskander A., and Yan L.J. Cisplatin-Induced Kidney Toxicity: Potential Roles of Major NAD+Dependent Enzymes and Plant-Derived Natural Products. Biomolecules. 2022. 12(8), 1078, doi: 10.3390/biom12081078.
9. Lim, YJ., Tonial N.C., Hartjes E.D., Haig A., Velenosi T.J., et al. Metabolomics for the identification of early biomarkers of nephrotoxicity in a mouse model of Cisplatin-induced acute kidney injury. Biomedicine & Pharmacotherapy. 2023. 163, 114787, doi:
10.1016/j.biopha.2023.114787.
10. Nguyễn Ngọc Phụng, Mai Thành Chung và Nguyễn Thị Thu Hương. Khảo sát mô hình gây tổn thương thận cấp bằng Cisplatin ở chuột nhắt trắng. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô. 2020. 10, 251-262,
https://tdu.edu.vn/storage/photos/shares/images/2021/T%E1%BA%A0P%20CH%C3%8D%2 0S%E1%BB%90%2010%20N%C4%82M%202020/17.pdf.
11. Yu F., Megyesi J., Safirstein R.L., and Price P.M. Involvement of the CDK2-E2F1 pathway in Cisplatin cytotoxicity in vitro and in vivo. American Journal of Physiology-Renal Physiology. 2007. 293(1), 52-59, doi:10.1152/ajprenal.00119.2007.
12. Qing, W., Hummler E., Nussberger J., Clément S., Gabbiani G., et al. Blood Pressure, Cardiac, and Renal Responses to Salt and Deoxycorticosterone Acetate in Mice: Role of Renin Genes.
Journal of the American Society of Nephrology. 2002. 13(6), 1509-1516, doi:
10.1097/01.asn.0000017902.77985.84.
13. Ma L.J., and Fogo A.B. Model of robust induction of glomerulosclerosis in mice: importance of genetic background. Kidney International. 2003. 64(1), 350-355, doi: 10.1046/j.15231755.2003.00058.x.
14. Qi Z., Fujita H., Jin J., Davis L.S., Wang Y., et al. Characterization of susceptibility of inbred mouse strains to diabetic nephropathy. Diabetes. 2005. 54(9), 2628-2637, doi: 10.2337/diabetes.54.9.2628.
15. Ishola D.A., van der Giezen D.M., Hahnel B., Goldschmeding R., Kriz W., et al. In mice, proteinuria and renal inflammatory responses to albumin overload are strain-dependent. Nephrology Dialysis Transplantation. 2006. 21(3), 591-597, doi: 10.1093/ndt/gfi303.