KINH NGHIỆM CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG VIỆC CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI TẠI NHÀ

Lê Quốc Dũng1,, Lê Thị Minh Tâm2, Trần Thị Thanh Trúc2
1 Trường Cao đẳng Y tế Đồng tháp
2 Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sự già hóa của dân số Việt Nam đang diễn ra ngày càng nhanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về nhận thức và kinh nghiệm của người chăm sóc gia đình liên quan đến việc chăm sóc người cao tuổi tại nhà. Mục tiêu nghiên cứu: Khám phá kinh nghiệm của người chăm sóc gia đình  trong việc chăm sóc người cao tuổi của họ tại nhà. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hai mươi người chăm sóc gia đình đã tham gia vào nghiên cứu này. Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận mô tả định tính, cùng với các cuộc phỏng vấn sâu, được cấu trúc hóa để thu thập thông tin về kinh nghiệm của những người chăm sóc gia đình. Tất cả các bảng phỏng vấn và ghi chú hiện trường đã được phân tích để xác định các mã dữ liệu, chủ đề phụ và chủ đề chính. Kết quả: Nghiên cứu khám phá được 6 chủ đề chính: (1) vai trò của người chăm sóc gia đình trong việc chăm sóc người cao tuổi, (2) cuộc sống thay đổi khi trở thành người chăm sóc gia đình, (3) thiếu nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi, (4) động lực của người chăm sóc gia đình trong việc chăm sóc người lớn tuổi, (5) cảm xúc của những người chăm sóc gia đình thường trải qua và (6) chiến lược đối phó khi chăm sóc. Kết luận: Kết quả nghiên cứu giúp nhà cung cấp dịch vụ hiểu rõ hơn về kinh nghiệm của người chăm sóc gia đình trong việc chăm sóc người cao tuổi tại nhà. Đồng thời giúp nhà giáo dục thiết kế chương trình và dịch vụ hỗ trợ người chăm sóc gia đình, đào tạo điều dưỡng và sinh viên điều dưỡng trong việc chăm sóc người cao tuổi tại nhà.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tổng cục thống kê. Già hoá dân số và người cao tuổi ở Việt Nam. 2021. https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2021/08/Dan-so-gia-hoaVI.pdf.
2. Santana, E., Mendes, F., Bernardo, J., Silva, R., Melo, P., et al. Difficulties in Caring for the Older Adults: Perspective of Brazilian and Portuguese Caregivers. Nursing reports (Pavia, Italy). 2023. 13(1), 284-296, https://doi.org/10.3390/nursrep13010027.
3. Nguyen, T., and Levkoff, S. "What Will Come Will Come": The Journey of Adjustment and Acceptance on the Path of Dementia Care Among Vietnamese Family Caregivers. Qualitative health research. 2020. 30(10), 1529-1545, https://doi.org/10.1177/1049732320919390.
4. Sit, H. F., Huang, L., Chang, K., Chau, W. I., and Hall, B. J. Caregiving burden among informal caregivers of people with disability. British journal of health psychology. 2020. 25(3), 790-813, https://doi.org/10.1111/bjhp.12434.
5. Chan, E. Y., Glass, G., Chua, K. C., Ali, N., and Lim, W. S. Relationship between Mastery and Caregiving Competence in Protecting against Burden, Anxiety and Depression among Caregivers of Frail Older Adults. The journal of nutrition, health & aging. 2018. 22(10), 12381245, https://doi.org/10.1007/s12603-018-1098-1.
6. Kristianingrum, N. D., Wiarsih, W., and Nursasi, A. Y. Perceived family support among older persons in diabetes mellitus self-management. BMC geriatrics. 2018.18(1), 304, https://doi.org/10.1186/s12877-018-0981-2.
7. Greenwood, N., and Smith, R. Motivations for being informal carers of people living with dementia: A systematic review of qualitative literature. BMC Geriatrics. 2019. 19(1),169, https://doi.org/10.1186/s12877-019-1185-0.

8. Manzini, C. S. S., and do Vale, F. A. C. Emotional disorders evidenced by family caregivers of older people with Alzheimer's disease. Dementia & neuropsychologia. 2020. 14(1), 56-61, https://doi.org/10.1590/1980-57642020dn14-010009.
9. Chan, C. Y., De Roza, J. G., Ding, G. T. Y., Koh, H. L., & Lee, E. S. Psychosocial factors and caregiver burden among primary family caregivers of frail older adults with multimorbidity. BMC primary care. 2023. 24(1), 36, https://doi.org/10.1186/s12875-023-01985-y.
10. Shepherd-Banigan, M., Sperber, N., McKenna, K., Pogoda, T. K., and Van Houtven, C. H. Leveraging institutional support for family caregivers to meet the health and vocational needs of persons with disabilities. Nursing outlook. 2020. 68(2), 184-193, https://doi.org/10.1016/j.outlook.2019.08.006.