SUY GIÁP THAI KỲ Ở PHỤ NỮ MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU TẠI TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM Y KHOA YESLAB

Nguyễn Vũ Lam Yên1, Nguyễn Thị Ngọc Mỹ1, Nguyễn Minh Tài1, Lê Văn Chương2,, Nguyễn Thị Bé Phương2
1 Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mang thai kết hợp với suy giáp và các rối loạn nội tiết gây hậu quả nghiêm trọng cho mẹ và thai nhi. Tại Việt Nam, tỉ lệ suy giáp trong 3 tháng đầu thai kỳ dao động từ 10,9% đến 16,3%. Suy giáp sớm gây tổn thương não bộ thai nhi và ảnh hưởng phát triển trí tuệ của trẻ. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ suy giáp ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tại Trung Tâm Xét Nghiệm Y Khoa Yeslab và các yếu tố liên quan. So sánh tỉ lệ suy giáp giữa khoảng tham chiếu của TOSOH và ATA 2017. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu hồ sơ 119 PNMT 3 tháng đầu khám tại TTXNYK Yeslab từ 9/2022-5/2023 có xét nghiệm TSH. Tỉ lệ suy giáp thai kỳ dựa vào giá trị trung vị TSH ở 2 khoảng tham chiếu: (1) Hãng TOSOH (người châu Á) và (2) ATA 2017 (dành riêng PNMT 3 tháng đầu). Kết quả: Tỉ lệ suy giáp thai kỳ ở PNMT 3 tháng đầu theo TOSOH và ATA 2017 tại TTXNYK Yeslab là 4,2% và 5,9%. So sánh tỉ lệ suy giáp thai kỳ giữa TOSOH và ATA 2017 nhận thấy nhóm PNMT từ 30 tuổi trở lên, tỉ lệ suy giáp theo TOSOH và ATA 2017 là 2,5%, 0,8% và không có sự khác biệt (p>0,05). Với PNMT dưới 8 tuần tuổi, tỉ lệ suy giáp theo ATA 2017 cao hơn TOSOH (5,0% và 3,4%), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nồng độ TSH (chỉ số đánh giá tỉ lệ suy giáp thai kỳ) có liên quan với tuổi thai, tuy nhiên không liên quan với tuổi thai phụ. Kết luận: Sử dụng khoảng tham chiếu của ATA 2017 để sàng lọc suy giáp ở PNMT. Nên sàng lọc định kỳ từ sớm để phát hiện bất thường về tuyến giáp và điều trị kịp thời.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Singh S, Sandhu S. Thyroid Disease and Pregnancy. StatPearls. Canadian Agency for Drugs and Technologies in Health; 2023.
2. Mahadik K, Choudhary P, Roy PK. Study of thyroid function in pregnancy, its feto-maternal outcome; a prospective observational study. BMC pregnancy and childbirth. Dec 10 2020. 20(1), 769, doi:10.1186/s12884-020-03448-z.
3. Adoueni VK, Azoh AJ, Kouame E, et al. Prevalence and correlates of hypothyroidism in pregnancy: a cross-sectional study at Bouget General Hospital, Ivory Coast. The Pan African medical journal. 2022. 41(37), doi:10.11604/pamj.2022.41.37.32553.
4. Blatt AJ, Nakamoto JM, Kaufman HW. National status of testing for hypothyroidism during pregnancy and postpartum. The Journal of clinical endocrinology and metabolism. Mar 2012. 97(3), 777-84. doi:10.1210/jc.2011-2038.
5. Đỗ Thị Tuyết Nhung, Đinh Bích Thủy, Nguyễn Khoa Diệu Vân. Nhận xét tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp ở phụ nữ trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Tạp chí Phụ sản. 05/01 2017. 15(2), 51-57. doi:10.46755/vjog.2017.2.327.
6. Phạm Tuấn Dương, Đặng Thị Hoa. Thực trạng rối loạn chức năng tuyến giáp ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tại Bệnh viện 19-8. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology. 04/29 2021;(45):76-81. doi:10.47122/vjde.2020.45.11.
7. Solha STG, Mattar R, Teixeira P, et al. Screening, diagnosis and management of hypothyroidism in pregnancy. Rev Bras Ginecol Obstet. Oct 2022. 44(10), 999-1010, doi:10.1055/s-0042-1758490.
8. Stricker R, Echenard M, Eberhart R, et al. Evaluation of maternal thyroid function during pregnancy: the importance of using gestational age-specific reference intervals. European Journal of Endocrinology. 2007. 157(4), 509-514, doi:10.1530/EJE-07-0249.
9. Turkal R, Turan CA, Elbasan O, et al. Accurate interpretation of thyroid dysfunction during pregnancy: should we continue to use published guidelines instead of population-based gestation-specific reference intervals for the thyroid-stimulating hormone (TSH)? BMC pregnancy and childbirth. Mar 31 2022, 22(1), 271, doi:10.1186/s12884-022-04608-z.
10. Đỗ Thị Tuyết Nhung, Đinh Bích Thủy, Nguyễn Khoa Diệu Vân. Nhận xét tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp ở phụ nữ trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Tạp chí Phụ sản. 2017. 15(2), 7. doi: 10.46755/vjog.2017.2.327.
11. Alexander EK, Pearce EN, Brent GA, et al. Guidelines of the American Thyroid Association for the Diagnosis and Management of Thyroid Disease During Pregnancy and the Postpartum. Thyroid: official journal of the American Thyroid Association. Mar 2017. 27(3), 315-389, doi:10.1089/thy.2016.0457.