NGHIÊN CỨU YẾU TỐ DỊCH TỄ, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN LAO PHỔI KHÁNG RIFAMPICIN TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI CẦN THƠ

Nguyễn Thị Minh Hạnh1,, Trần Thanh Hùng1, Bùi Thị Cẩm Thùy1, Đặng Thục Đoan1, Phan Trần Hiếu Ngân1, Quách Hồng Y1, Lâm Tú Trân1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh lao nói chung và lao đa kháng nói riêng đã và đang trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng lo ngại, lao trở thành nguyên nhân tử vong thứ 13 và đứng thứ 2 dẫn đến tử vong do nhiễm khuẩn sau COVID-19. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, đặc điểm lâm sàng, phân tích một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ kháng Rifampicin và cận lâm sàng của bệnh nhân lao phổi kháng Rifampicin tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 70 bệnh nhân lao phổi kháng Rifampicin điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Cần Thơ từ tháng 5/2022 đến tháng 6/2023. Kết quả: Đa số bệnh nhân là nam giới (87%). Nhóm tuổi ưu thế là 40-60 tuổi (46%). Bệnh nhân nghiện thuốc lá, nghiên rượu lần lượt là 63,4% và 34,3%. Bệnh nhân mắc đái tháo đường cao nhất (30%), tiếp theo là loét dạ dày (20%). Tỷ lệ có bệnh đồng mắc đái tháo đường ở nhóm lao mới có kháng Rifampicin là 34,4% và nhóm lao tái trị có kháng Rifampicin là 26,8% với (p=0,491). Ho là triệu chứng gặp ở hầu hết các bệnh nhân (95,7%). Tổn thương dạng hang lao ở kiểu hình đơn kháng (5,88%) và đa kháng (35,8%) có mối liên quan với (OR=8,941; CI=1,098-72,784) và (p=0,028). Số lần điều trị lao 1 lần là 70,5% ở đơn kháng và 62,2% ở đa kháng, chưa khảo sát được mối liên quan giữa số lần điều trị với kiểu hình kháng lao (OR=1,445; CI=0,466-4,743) và (p=0,533). Kết luận: Cần chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về mức độ nguy hiểm, triệu chứng và cách phòng bệnh lao, đặc biêt là đối với tình trạng kháng thuốc Rifampicin toàn diện.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. Global Tuberculosis programme, Drug-resistant TB.
https://www.who.int/teams/global-tuberculosis-programme/tb-reports/global-tuberculosisreport-2022/tb-disease-burden/2-3-drug-resistant-tb.
2. Tổ chức y tế Thế giới (WHO) số liệu nổi bật về bệnh lao trên toàn thế giới năm 2020.
3. World Health Organization. Global tuberculosis report 2021. 2021. https://www.who.int/publications/digital/global-tuberculosis-report-2021.
4. Nguyễn Thị Ngân. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân lao phổi kháng thuốc điều trị tại bệnh viện lao và bệnh phổi Cần Thơ năm 2015-2016. Trường Đại học Y dược Cần Thơ. 2016. 5-12, 29-41.
5. TB Data Hub. Vietnam Dashboard. https://hub.tbdiah.org/dashboards/countries/vietnam
6. Hoàng Hà, Thị Thu Uyên Lưu, Thị Hoài Ngô. Bệnh lao kháng Rifampicin tại Thái Nguyên, Tạp Chí Y Học Việt Nam tập 500. 2021, 19. 7. Tổ chức y tế Thế giới (WHO) số liệu nổi bật về bệnh lao trên toàn thế giới năm 2018.
8. Phạm Lê Bảo Toàn. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tác dụng phụ của thuốc điều trị ở bệnh nhân lao đa kháng thuốc điều trị nội trú tại bệnh viện lao và bệnh phổi Cần Thơ năm 2017-2018. Trường Đại học Y dược Cần Thơ. 2018. 31-42.
9. Parsons L. M., Somosko¨ A. K., Gutierrez C., et al. Laboratory Diagnosis of Tuberculosis in Resource-Poor Countries: Challenges and Opportunities. Clin Microbiol Rev. 2011. 24 (2), 314– 350, doi: 10.1128/CMR.00059-10.