KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SUY GIẢM NHẬN THỨC Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI TĂNG HUYẾT ÁP

Đoàn Hữu Nhân1,, Nguyễn Văn Tuấn2, Trần Thiện Thắng3, Nguyễn Thái Thông3, Nguyễn Thị Phương Hiền3, Nguyễn Văn Thống3
1 Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Đại học Y Hà Nội
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Theo WHO vào năm 2021, tỷ lệ rối loạn nhận thức ở người từ 60 tuổi trở lên là khoảng 5-8% trên toàn cầu, và tỷ lệ này tăng gấp đôi mỗi khi tăng thêm 5 năm tuổi. Ở nhóm tuổi trên 85 tuổi, tỷ lệ này có thể lên tới khoảng 20-30%. Đặc biệt ở người cao tuổi tăng huyết áp thì suy giảm nhận thức lại cần được quan tâm nhiều hơn. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm và phân tích một số yếu tố liên quan đến suy giảm nhận thức ở người bệnh cao tuổi tăng huyết áp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Người bệnh từ 60 tuổi trở lên được chẩn đoán tăng huyết áp đang được điều trị tại khoa Nội lão học, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 4/2020 đến tháng 02/2022, thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Đánh giá nhận thức bằng thang điểm Mini-Cog: có suy giảm nhận thức (<4 điểm) và không suy giảm nhận thức (≥4 điểm). Kết quả: Trong số 180 người cao tuổi tham gia nghiên cứu có 23,3% người có rối loạn nhận thức theo thang Mini-Cog, Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa rối loạn nhận thức với yếu tố giới tính, hoạt động xã hội và số bệnh lý đi kèm trong mô hình đơn biến. Những người có số bệnh lý đi kèm >2 loại có tỷ lệ rối loạn nhận thức cao hơn với OR (KTC 95%) là 2,97 (1,36-6,37) sau khi đã hiệu chỉnh các yếu tố khác trong mô hình đa biến. Kết luận: Tỷ lệ suy giảm nhận thức ở người bệnh cao tuổi có tăng huyết áp là 23,3%. Phân tích hồi quy đơn biến và đa biến ghi nhận có trên hai bệnh lý đi kèm liên quan đến khả năng suy giảm nhận thức ở người cao tuổi tăng huyết áp có ý nghĩa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hebert L.E., Weuve J., Scherr P.A., Evans D.A. Alzheimer disease in the United States (20102050) estimated using the 2010 census. Neurology. 2013.80(19), 1778-1783, doi: 10.1212/WNL.0b013e31828726f5.
2. Mehra A., Suri V., Kumari S., Avasthi A., Grover S. Association of mild cognitive impairment and metabolic syndrome in patients with hypertension. Asian J Psychiatr. 2020.53, 102185, doi:
10.1016/j.ajp.2020.102185.
3. Sengupta P., Benjamin A.I., Singh Y., Grover A. Prevalence and correlates of cognitive impairment in a north Indian elderly population. WHO South East Asia J Public Health. 2014.3(2), 135-143, doi: 10.4103/2224-3151.206729.
4. Huỳnh Thị Thanh Tú và cộng sự. Tỷ lệ suy giảm nhận thức và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi xã Phú An huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế. 2018.8(5), 72-77.
5. Hoàng Thị Hải Vân, Đào Thị Minh An, Đào Anh Sơn. TÌnh trạng suy giảm nhận thức ở người cao tuổi qua sàng lọc tại một số huyện thuộc tỉnh Hà Nam năm 2018. Tạp chí nghiên cứu y học. 2020.129(5), 121-128.
6. Carolan Doerflinger D.M. How to try this: the mini-cog. Am J Nurs. 2007.107(12), 62-71, doi:
10.1097/01.NAJ.0000301030.81651.66.
7. Chudiak A., Uchmanowicz I., Mazur G. Relation between cognitive impairment and treatment adherence in elderly hypertensive patients. Clin Interv Aging. 2018.13, 1409-1418, doi:
10.2147/CIA.S162701.
8. Bai J., et al. A study of mild cognitive impairment in veterans: role of hypertension and other confounding factors. Neuropsychol Dev Cogn B Aging Neuropsychol Cogn. 2016.23(6), 703715, doi: 10.1080/13825585.2016.1161000.
9. Wu L., et al. The association between the prevalence, treatment and control of hypertension and the risk of mild cognitive impairment in an elderly urban population in China. Hypertens Res. 2016.39(5), 367-75, doi: 10.1038/hr.2015.146.
10. Qin J., et al. Prevalence of mild cognitive impairment in patients with hypertension: a systematic review and meta-analysis. Hypertens Res. 2021.44(10), 1251-1260, doi: 10.1038/s41440-02100704-3.