NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU BẢO TỒN Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT TẠI KHOA TIM MẠCH CAN THIỆP-THẦN KINH BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2023

Trương Duy Đăng1,, Trần Thị Bích Ngọc2, Võ Thị Tường Vi2, Nguyễn Thị Cẩm Tú2, Quách Cao Tâm2, Nguyễn Công Hậu 2
1 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tăng huyết áp là một bệnh phổ biến trên thế giới, suy tim là một trong những hậu quả sau cùng của bệnh tim mạch nói chung và của tăng huyết áp nói riêng, là gánh nặng lớn cho ngành y tế toàn thế giới. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến suy tim phân suất tống máu bảo tồn ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại khoa Tim mạch can thiệp – Thần kinh Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 100 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát từ 18 tuổi trở lên. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0. Kết quả: Tỷ lệ suy tim phân suất tống máu bảo tồn ở bệnh nhân tăng huyết áp chiếm 47%. Giới tính và BMI là các yếu tố không liên quan có ý nghĩa thống kê với p lần lượt là 0,16 và 0,93. Tuổi, thời gian tăng huyết áp, huyết áp tâm thu cao nhất, HbA1C, LDL-c, lối sống tĩnh tại là các yếu tố có liên quan có ý nghĩa thống kê với suy tim phân suất tống máu bảo tồn ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát (p<0,05). Kết luận: Suy tim phân suất tống máu bảo tồn chiếm tỷ lệ khá cao ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. Tuổi, thời gian tăng huyết áp, huyết áp tâm thu cao nhất,HbA1C, LDL-c và lối sống tĩnh tại là một số yếu tố liên quan làm tăng nguy cơ của suy tim phân suất tống máu bảo tồn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. Hypertension. 2023. https://www.who.int/news-room/factsheets/detail/hypertension.
2. Kanako Teramoto, Tiew-Hwa Katherine Teng, Chanchal Chandramouli. Epidemiology and Clinical Features of Heart Failure with Preserved Ejection Fraction. Cardilac Failure Review. 2022. 8, 27, DOI:https://doi.org/10.15420/cfr.2022.06.
3. Hội Tim Mạch học Việt Nam. Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp. 2022. 4-8.
4. Theresa A McDonagh, Marco Metra, Marianna Admo. 2021 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure: Developed by the Task Force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure of the European Society of Cardiology (ESC) With the special contribution of the Heart Failure Association (HFA) of the ESC. European Heart Journal. 2021. 42(36), 3599-3726, DOI: https://doi.org/10.1093/eurheartj/ehab368.
5. Nguyễn Thị Diễm, Nguyễn Anh Vũ, Đỗ Doãn Lợi. Đánh giá chức năng tâm trương thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp. Trường Đại học Y Dược Huế. 2019.
6. Mark P. Silverman, Trevor C. Lipscombe. Exact Statistical Distribution of the Body Mass Index: Analysis and Experimental Confirmation. Open Journal of Statistics. 2022. 12(3), 324-356. DOI: https://doi.org/10.4236/ojs.2022.123022.
7. Lê Minh Hữu, Nguyễn Trung Kiên, Phạm Thị Tâm. Nguyên cứu tình hình vi đạm niệu ở bệnh nhân tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan tại tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2019. 19, 11-12.
8. Nguyễn Hoàng Mây. Nghiên cứu tình hình, đặc điểm và đánh giá kết quả điều trị suy tim phân suất tống máu bảo tồn ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2021. 45-50.
9. Trần Đỗ Thanh Phong, Nguyễn Trung Kiên. Nguyên cứu tình hình kiểm soát huyết áp và đánh giá kết quả can thiệp ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 2019, 11-12.
10. Guang Hao, Xin Wang, Zuo Chen, et al. Prevalence of heart failure and left ventricular dysfunction in China: the China Hypertension Survey 2012–2015. European Journal of Heart Failure. 2019. 21, 1329-1337, DOI: 10.1002/ejhf.1629.
11. Rolf Wachter, Sanjiv J Shah, Martin R Cowie, et al. Angiotensin receptor neprilysin inhibition versus individualized RAAS blockade: design and rationale of the PARALLAX trial. ESC Heart Failure. 2020. 7, 856-864. DOI: 10.1002/ehf2.12694.
12. Scott D Solomon, John IV McMurray. Angiotensin – Neprilysin Inhibition in Heart Failure with Preserved Ejection Fraction. N Engl J Med. 2019. 381, 1609-1620. DOI: 10.1002/ehf2.12694.
13. Stefan D Anker, Javed Butler, Gerasimos Filippatos, et al. Baseline characteristics of patients with heart failure with preserved ejection fraction in the EMPEROR-Preserved trial. European Journal of Heart Failure. 2020. 22(12), 2383-2392. DOI: 10.1002/ejhf.2064.