NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THỰC HÀNH DỰ PHÒNG PHƠI NHIỄM NGHỀ NGHIỆP VỚI HIV/AIDS CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021

Nguyễn Minh Thư1,, Dương Lê Hiền Thục1, Nguyễn Thị Bảo Thanh1, Nguyễn Huyền Trang1, Trần Nhựt Linh1, Trương Thành Nam 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Sinh viên khối ngành khoa học sức khỏe có nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV/AIDS do thường xuyên phải tiếp xúc với người bệnh và thực hiện các thủ thuật trong quá trình thực tập lâm sàng. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ kiến thức, thực hành đúng và các yếu tố liên quan về dự phòng phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV/AIDS của sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 626 sinh viên ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Răng hàm mặt, Điều dưỡng từ năm ba đến năm kế cuối tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong thời gian từ 11/2021-01/2022. Kết quả: Tỷ lệ sinh viên đạt yêu cầu chung về kiến thức và thực hành dự phòng phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV/AIDS lần lượt là 57,2% và 14,1%. Tỷ lệ sinh viên phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV/AIDS là 8%. Sinh viên ở nhóm kiến thức đạt và không đạt có tỷ lệ thực hành đạt lần lượt là 18,7% và 7,8% (OR=2,708, p<0,001). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh viên có kiến thức và thực hành đạt còn thấp. Những nghiên cứu tiếp theo cần thiết thực hiện để tìm giải pháp khắc phục.   

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế (2020), Báo cáo kết quả công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2020.
2. Bộ Y Tế (2020), Chương trình và kế hoạch đào tạo đại học năm học 2020-2021, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Nguyễn Thị Hà (2019), “Nghiên cứu kiến thức, thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên Điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Hà Nội năm 2018”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Hoàng Thu (2015), “Kiến thức và thực hành phòng ngừa phơi nhiễm nghề nghiệp do kim tiêm truyền của học sinh/sinh viên trường cao đẳng y tế Hà Nội”, Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Mai Thơ (2015), “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến chấn thương do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng Trường Đại học Y khoa Vinh”, Trường Đại học Y tế công cộng.
3. Phạm Thị Thùy Dung (2017), “Kiến thức và thái độ trong phòng chống và chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS của sinh viên Điều dưỡng Trường Đại học Y Hà Nội và Thành Tây”, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, trường Đại học Y Hà Nội.
4. Trương Thành Nam (2008), “Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng phơi nhiễm nghề nghiệp HIV/AIDS của sinh viên đi lâm sàng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Văn phòng CDC tại Việt Nam (2005), “Đánh giá nhu cầu đào tạo dự phòng phơi nhiễm nghề nghiệp đối với HIV ở các trường Y Việt Nam”, Trường Đại Học Y Hà Nội.
6. Betelhem Anteneh (2018), “Knowledge, attitude and practices of medical and health science students on the antiretroviral based HIV post-exposure prophylaxis in an Ethiopian hospital: an institutional based cross-sectional study”, BMC Health Services Research.
7. Dr Annette Prüss-Ustün (2005), “Estimation of the global burden of disease attributable to contaminated sharps injuries among health-care workers”, The American Journal of Industrial Medicine.
8. Matheus Costa Brandão Matos (2019), “Knowledge of health students about prophylaxis pre and post exposure to HIV”, Scientific Electronic Library Online.
9. Ndubuisi Akpuh (2020), “Occupational exposure to HIV among healthcareworkers in PMTCT sites in Port Harcourt, Nigeria”, BMC public health, 451, pp.3-7.
10. Theresa Marié Rossouw (2017), “Exposure incidents among medical students in a highprevalence HIV setting”, The Journal of Infection in Developing Countries.