NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NIỆU DÒNG ĐỒ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỚM BỆNH NHÂN TĂNG SINH LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT BẰNG THUỐC TAMSULOSIN TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Quách Võ Tấn Phát1,, Trần Huỳnh Tuấn1, Nguyễn Trung Hiếu1, Lê Quang Trung1, Lê Thanh Bình1
1 Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt là bệnh lí phổ biến ở nam giới lớn tuổi và có thể gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh nên vấn đề chẩn đoán và điều trị sớm được quan tâm rất nhiều, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm niệu dòng đồ và đánh giá kết quả điều trị sớm bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng thuốc Tamsulosin tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm niệu dòng đồ và đánh giá kết quả điều trị sớm bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng thuốc Tamsulosin tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 67 bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, điều trị bằng thuốc Tamsulosin từ 01/01/2023 Đến tháng 31/08/2023 tại phòng khám Niệu bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: tuổi trung bình 77,43 ± 10,31 tuổi, lý do vào viện thường gặp là tiểu khó chiếm 37,31%, trước điều trị điểm IPSS trung bình là 19,63 ± 6,895, điểm QoL trung bình là 4,73 ± 0,975, Qmax trung bình là 7,8 ± 1,26 ml/s, trọng lượng u phì đại trung bình là 47,95 ± 19,281gram,  nồng độ PSA trung bình là 10,441 ± 6,9996ng/ml. Kết quả điều trị: sau khi sử dụng thuốc 4 tuần điểm IPSS trung bình là 10,95±5,696, chênh lệch 8,68 điểm, điểm QoL trung bình là 2,83±1,046, chênh lệch 1,90 điểm, Qmax trung bình là 17,52 ± 1,79 ml/s, tác dụng phụ có 4,48% chóng mặt, 2,99% đau đầu, 4,48% hạ huyết áp tư thế, 1,49% khó chịu. Kết luận: Điều trị sớm tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến bằng Tamsulosin đạt kết quả điều trị cao, triệu chứng lâm sàng, chất lượng cuộc sống cải thiện tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thanh Bình, Đàm Văn Cương. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến bằng hệ thống siêu âm hội tụ cường độ cao tại bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2021, 39, 37-43.
2. Danh, Hào, Đàm Văn Cương. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tăng sinh tuyến tiền liệt bằng phương pháp cắt đốt nội soi trên bệnh nhân có bệnh mạn tính tại bệnh viện trường đại học y dược Cần Thơ và bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2022, 50, 93-100. https://doi.org/10.58490/ctump.2022i50.128.
3. Lê Quang Trung, Đàm Văn Cương, Lê Thanh Bình, Trần Huỳnh Tuấn, Nguyễn Trung Hiếu, Quách Võ Tấn Phát. Kết quả điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng hệ thống siêu âm hội tụ cường độ cao tại bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023, 60, 107-112. doi:https://doi.org/10.58490/ctump.2023i60.444.
4. Zrinka Lulic, Hwancheol Son, Sang-Bae Yoo, Marianne Cunnington, Pratiksha Kapse, Diane Miller, Vanessa Cortes, Suna Park, Rachel H. Bhak, Mei Sheng Duh. Free combination of dutasteride plus tamsulosin for the treatment of benign prostatic hyperplasia in South Korea: analysis of drug utilization and adverse events using the National Health Insurance Review and Assessment Service database. BMC Urol. 2021. 21:178, doi: 10.1186/s12894-021-00941-1.
5. Hội Tiết niệu Thận học Việt Nam. Hướng dẫn xử trí tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. 2019. https://www.tietnieuthanhochue.com/upload/2019/tong_quan/tang_sinh_lanh_tinh_ttl.pdf.
6. Andrea Mari, Alessandro Antonelli, Luca Cindolo, Ferdinando Fusco, Andrea Minervini and Cosimo De Nunzio. Alfuzosin for the medical treatment of benign prostatic hyperplasia and lower urinary tract symptoms: a systematic review of the literature and narrative synthesis. Therapeutic Advances in Urology. 2021. 13, doi: 10.1177/1756287221993283.
7. Eric Bortnick, Conner Brown, Vannita Simma-Chiang and Steven A. Kaplan. Modern best practice in the management of benign prostatic hyperplasia in the elderly. Therapeutic Advances in Urology. 2020.12, doi: 10.1177/1756287220929486.
8. Salvatore D’Agate, Chandrashekhar Chavan, Michael Manyak, Juan Manuel Palacios-Moreno,
Matthias Oelke, et al. Impact of early vs. delayed initiation of dutasteride/tamsulosin combination therapy on the risk of acute urinary retention or BPHrelated surgery in LUTS/BPH patients with moderate-to-severe symptoms at risk of disease progression. World J Urol. 2021. 39(7), 2635–2643, doi: 10.1007/s00345-020-03517-0.