NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CÓ RUNG NHĨ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2023-2024

Nguyễn Thị Lan Hồng1,, Nguyễn Văn Khoe2
1 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rung nhĩ được xác định là một yếu tố nguy cơ quan trọng của nhồi máu não, làm tăng nguy cơ nhồi máu não lên gấp 5 lần. Nhồi máu não xảy ra trên bệnh nhân rung nhĩ thường nặng hơn, tỉ lệ biến chứng, tỉ lệ tử vong và nguy cơ tàn phế nặng đều cao hơn. Mục tiêu nghiên cứu: 1). Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu não có rung nhĩ tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2023-2024; 2). Đánh giá kết quả điều trị nội viện ở bệnh nhân nhồi máu não có rung nhĩ tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2023-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 35 bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não có rung nhĩ điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 20232024. Kết quả: Phần lớn bệnh nhân ≥ 70 tuổi và nữ chiếm 57,10%. Về đặc điểm lâm sàng, các triệu chứng chính gồm liệt nửa người (74,3%) và rối loạn ngôn ngữ (68,6%). Về đặc điểm cận lâm sàng, tổn thương động mạch não giữa chiếm 91,42%. Kết quả điều trị theo thang điểm mRS tại thời điểm xuất viện, nhóm hồi phục kém cao gấp khoảng hai lần so với nhóm hồi phục tốt, lần lượt là 65,7% và 34,3%. Kết luận: Nhồi máu não có rung nhĩ thường gặp ở nữ giới trên 70 tuổi có tiền sử tăng huyết áp với các triệu chứng điển hình là rối loạn vận động và rối loạn ngôn ngữ, vị trí mạch máu tổn thương thường gặp là động mạch não giữa. Bệnh nhân nhồi máu não kèm rung nhĩ thường có kết cục kém sau điều trị theo thang điểm mRS.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Chương. Đại cương đột quỵ não. Chuyên đề Thần kinh học. 2017. 1-18.
2. Hoàng Khánh. Giáo trình sau đại học Thần kinh học. Nhà xuất bản Đại Học Huế. 2013.
3. Hindricks G, Potpara T, Dagres N, Arbelo E, Bax JJ, et al. 2020 ESC guidelines for the diagnosis and management of atrial fibrillation developed in collaboration with the european Association of Cardio-Thoracic Surgery (EACTS). Eur Heart J. 2021. 42, 373-498, https://doi.org/10.1093/eurheartj/ehaa612.
4. Kongbunkiat K, Kasemsap N, Travanichakul S, Thepsuthammarat K, Tiamkao S, et al. Hospital mortality from atrial fibrillation associated with ischemic stroke: a national data report. Int J Neurosci. 2015. 125(12), 924-928, https://doi.org/10.3109/00207454.2014.986266.
5. Akanksha WG, Paramdeep K, Gagandeep S, Rajinder B, Birinder SP, et al. Clinical features, risk factors, and short-term outcome of ischemic stroke, in patients with atrial fibrillation: data from a population-based study. Ann Indian Acad Neurol. 2017. 20(3), 289-293, https://doi.org/10.4103/aian.AIAN_16_17.
6. Adderley NJ, Nirantharakumar K, and Marshall T. Risk of stroke and transient ischaemic attack in patients with a diagnosis of resolved atrial fibrillation: retrospective cohort studies. BMJ. 2018. 361:k1717, https://doi.org/10.1136/bmj.k1717.
7. Võ Hồng Khôi, Lê Thị Nga. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ở bệnh nhân nhồi máu não có rung nhĩ. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. 510(1), 235-238, https://doi.org/ 10.51298/vmj.v510i1.1939.
8. Nguyễn Huy Ngọc, Bùi Thị Thu Hà, Nguyễn Đăng Tố. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ và một số yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân nhồi máu não có rung nhĩ. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023. 525(1B), 32-37, https://doi.org/ 10.51298/vmj.v525i1B.5026.
9. Nguyễn Thị Bảo Liên. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các yếu tố nguy cơ đột quỵ của nhồi máu não cấp ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim. Đại học Y Hà Nội. 2019.