ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN TRÊN HAI LỒI CẦU XƯƠNG CÁNH TAY TRẺ EM BẰNG KỸ THUẬT NẮN KÍN XUYÊN KIM CHÉO BÊN NGOÀI DƯỚI MÀN TĂNG SÁNG TẠI BỆNH VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Gãy trên hai lồi cầu là gãy xương vùng khuỷu thường gặp ở trẻ em. Phương pháp điều trị phổ biến hiện nay là nắn kín và cố kim bằng kim Kirshcner. Kỹ thuật xuyên kim chéo bên ngoài cho kết quả phục hồi chức năng và thẩm mỹ của khuỷu nhưng lại giảm thiểu nguy cơ tổn thương thần kinh trụ. Mục tiêu nghiên cứu: 1). Phục hồi chức năng thẩm mỹ của khuỷu. 2). Giảm nguy cơ tổn thương thần kinh trụ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bốn mươi tám bệnh nhi được điều trị với kỹ thuật xuyên kim chéo bên ngoài với gãy trên hai lồi cầu (phân độ gãy loại III theo Gartland kiểu duỗi và gãy kiểu gập) dưới màn tăng sáng được theo dõi trong thời gian trung bình 8 tháng sau phẫu thuật. Kết quả: Tất cả bốn mươi tám bệnh nhi đều có góc mang lâm sàng và phục hồi chức năng tốt. Không có trường hợp nào biểu hiện liệt thần kinh quay, trụ. Kết luận: Kỹ thuật xuyên kim chéo bên ngoài dưới màn tăng sáng là một trong những lựa chọn hiệu quả để điều trị gãy trên hai lồi cầu xương cánh tay trẻ em. Kỹ thuật này có hiệu quả phục hồi chức năng và thẩm mỹ của tay tổn thương và giảm thiểu nguy cơ tổn thương thần kinh trụ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Gãy trên 2 lồi cầu, kỹ thuật Dorgan, giảm nguy cơ tổn thương thần kinh trụ
Tài liệu tham khảo
2. Flynn JC, Matthews JG, Benoit RL. Blind pinning of displaced supracondylar fractures of the humerus in children. Sixteen years’ experience with long-term follow-up. J Bone Joint Surg Am. 1974;56:263–272.
3. Skaggs D, Pershad J. Pediatric elbow trauma. Pediatr Emerg Care. 1997 Dec;13(6):425-34. doi:
10.1097/00006565-199712000-00021.
4. Gartland JJ. Management of supracondylar fractures of the humerus in children. Surg Gynecol Obstet. 1959: 145-54.
5. Wilkins KE. The operative management of supracondylar fractures. Orthop Clin North Am. 1990 Apr;21(2):269-89.
6. Landin LA, Danielsson LG. Elbow fractures in children. An epidemiological analysis of 589 cases. Acta Orthop Scand. 1986 Aug;57(4):309-12. doi: 10.3109/17453678608994398.
7. Otsuka NY, Kasser JR. Supracondylar Fractures of the Humerus in Children. J Am Acad Orthop Surg. 1997 Jan;5(1):19-26. doi: 10.5435/00124635-199701000-00003.
8. Royce RO, Dutkowsky JP, Kasser JR, Rand FR. Neurologic complications after K-wire fixation of supracondylar humerus fractures in children. J Pediatr Orthop. 1991 Mar-Apr;11(2):191-4. doi: 10.1097/01241398-199103000-00010.
9. Phan Quang Trí. Nghiên cứu điều trị gãy trên hai lồi cầu xương cánh tay kiểu duỗi ở trẻ em bằng nắn kín và xuyên kim qua da dưới màn tăng sáng, Đại học Y Dược Tp.HCM,2015,104.
10. Campbell C,Waters P, Emans J,et al.Neurovascular injury and displacement in type III supracondylar humerus fractures. J Pediatr Orthop. 1995 Jan-Feb;15(1):47-52. doi:
10.1097/01241398-199501000-00011.
11. Zionts LE, McKellop HA, Hathaway R. Torsional strength of pin configurations used to fix supracondylar fractures of the humerus in children. J Bone Joint Surg Am. 1994 Feb;76(2):2536. doi: 10.2106/00004623-199402000-00013.
12. Lee SS, Mahar AT, Miesen D, et al. Displaced pediatric supracondylar humerus fractures:
biomechanical analysis of percutaneous pinning techniques. J Pediatr Orthop. 2002;22:440– 443.
13. Shannon FJ, Mohan P, Chacko J, D'Souza LG. "Dorgan's" percutaneous lateral cross-wiring of supracondylar fractures of the humerus in children. J Pediatr Orthop. 2004 Jul-Aug;24(4):3769. doi: 10.1097/00004694-200407000-00006.
14. Queally JM, Paramanathan N, Walsh JC, Moran CJ, Shannon FJ, D'Souza LG. Dorgan's lateral cross-wiring of supracondylar fractures of the humerus in children: A retrospective review. Injury. 2010 Jun;41(6):568-71. doi: 10.1016/j.injury.2009.08.020.
15. Topping RE, Blanco JS, Davis TJ. Clinical evaluation of crossed-pin versus lateral-pin fixation in displaced supracondylar humerus fractures. J Pediatr Orthop. 1995 Jul-Aug;15(4):435-9. doi: 10.1097/01241398-199507000-00004.
16. Lyons JP, Ashley E, Hoffer MM. Ulnar nerve palsies after percutaneous cross-pinning of supracondylar fractures in children’s elbows. J Pediatr Orthop. 1998;18:43–45.
17. Eberhardt O, Fernandez F, Ilchmann T, Parsch K. Cross pinning of supracondylar fractures from a lateral approach. Stabilization achieved with safety. J Child Orthop. 2007 Jul;1(2):127-33. doi: 10.1007/s11832-007-0011-y.
18. Bloom T, Zhao C, Mehta A, Thakur U, Koerner J, Sabharwal S. Safe zone for superolateral entry pin into the distal humerus in children: an MRI analysis. Clin Orthop Relat Res. 2014 Dec;472(12):3779-88. doi: 10.1007/s11999-014-3509-x.