KẾT QUẢ PHẪU THUẬT BẢO TỒN CHI BẰNG CẮT RỘNG BƯỚU XƯƠNG VÀ GHÉP XƯƠNG MÁC CÓ CUỐNG MẠCH

Bùi Hoàng Lạc1,, Tống Xuân Vũ1, Lê Văn Thọ1, Lê Chí Dũng1
1 Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Điều trị bảo tồn chi các bướu xương ác tính và giáp biên ác là vấn đề khó khăn và thách thức. Có nhiều phương pháp điều trị nhưng kết quả còn hạn chế. Chúng tôi sử dụng phẫu thuật cắt rộng bướu và ghép xương mác có cuống mạch để bảo tồn chi cho bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả về chỉnh hình và ung bướu học của phẫu thuật bảo tồn chi bằng cắt rộng bướu xương và ghép xương mác có cuống mạch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 45 trường hợp bướu xương ác tính và giáp biên ác ở xương cánh tay, xương quay, xương chày được phẫu thuật tại Khoa Bệnh học Cơ-Xương-Khớp, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.Hồ Chí Minh từ 2005 đến 2020. Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, đánh giá lành xương theo Hsu, phì đại xương ghép theo De Boer và Wood, chức năng chi theo MSTS. Đánh giá tỷ lệ tái phát tại chỗ, hóa ác, di căn xa và tử vong.Thời gian sống còn toàn bộ và thời gian sống còn không bệnh. Kết quả: 1. Kết quả về chỉnh hình: Lành xương ghép là 100%, thời gian lành xương trung bình là 5,20± 0,68 tháng. Phì đại xương ghép có 43,9%. Chức năng chi trung bình theo MSTS là 81%± 8,65%.  2. Kết quả về ung bướu học: Tái phát tại chỗ 4,4%, không ghi nhận hóa ác, tỷ lệ di căn và tử vong  8 trường hợp(17,8%). Thời gian sống còn toàn bộ trung bình là 155,3± 10,1tháng, Thời gian trung bình sống còn không bệnh là 150,2 ± 10,1 tháng.Tỷ lệ sống còn toàn bộ và tỷ lệ sống còn không bệnh sau 5 năm là 79,1%. Kết luận: Phẫu thuật bảo tồn chi các bướu xương ác tính và giáp biên ác bằng phương pháp cắt rộng bướu và ghép xương mác có cuống mạch cho kết quả tốt về mặt chỉnh hình và ung bướu học.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Chí Dũng. Bướu xương: lâm sàng- hình ảnh y học – giải phẫu bệnh và điều trị. Nhà xuất bản y học. 2003: 28-76.
2. Hsu R.W., Wood M.B., Sim F.H., Chao E.Y. Free vascularised fibular grafting for reconstruction after tumour Resection. J Bone Joint Surg Br. 1997. 79(1): 36–42. DOI: 10.1302/0301-620x.79b1.6818.
3. De Boer H.H., Wood M.B. Bone changes in the vascularized fibular graft. J Bone Joint Surg (Br). 1989. 71-B: 374-378. DOI: 10.1302/0301-620X.71B3.2722923.
4. Enneking W.F. A system for the functional evaluation of reconstructive procedures after surgical treatment of tumors of the musculoskeletal System. Clin Orthop Relat Res. 1993. 286:
241-246. DOI:10.1097/00003086-199301000-00035.
5. Eward W.C., Kontogeorgakos V., Levin L.S., et al. Free Vascularized Fibular Graft Reconstruction of Large Skeletal Defects after Tumor Resection. Clin Orthop Relat Res. 2010. 468: 590–598. DOI: 10.1007/s11999-009-1053-x.
6. Gebert C., Hillmann A., Schwappach A. Free Vascularised Fibular Grafting for Reconstruction After Tumor Resection in the Upper Extremity. Journal of Surgical Oncology. 2006. 94: 114127. DOI: 10.1002/jso.20326.
7. Zelenski.N., Brigman B.E., Levin L.S., et al. The Vascularized Fibular Graft in the Pediatric Upper Extremity: A Durable, Biological Solution to Large Oncologic Defects. Hindawi Pubshing Corporation, sarcoma. Article ID321201. 2013: 7. DOI: 10.1155/2013/321201.
8. Minami A., Kutsumi K., Takeda N., et al. Vascularized fibular graft for bone reconstruction of the extremities after tumor resection in limb-saving procedures. Mcrosurgery. 1995. 16: 56-64. DOI: 10.1002/micr.1920160204.
9. Gorski S.M., Dong C., Krieg A.H. Vascularized Bone Graft Reconstruction Following Bone Tumor Resection at a Multidisciplinary Sarcoma Center: Outcome Analysis. Anticancer Research. 2021. 41: 5015-5023. DOI: 10.21873/anticanres.15316.
10. Chen CM., Disa J.J., Lee H.Y., et al. Reconstruction of Extremity Long Bone Defects after Sarcoma Resection with Vascularized Fibula Flaps: A 10-Year Review. Plast. Reconstr. Surg. 2007. 119: 915-929. DOI: 10.1097/01.prs.0000252306.72483.9b.
11. Emori M., Kaya M., Irifune H., et al. Vascularised fibular grafts for reconstruction of extremity bone defects after resection of bone and soft-tissue tumours. Bone Joint J. 2017. 99-B: 1237– 1243. DOI: 10.1302/0301-620X.99B9.BJJ-2017-0219.R1.
12. Hariri A., Mascard E., Atlan F., et al. Free vascularised fibular graft for reconstruction of defects of the lower limb after resection of tumour. J Bone Joint Surg Br. 2010. 92(11): 1574–1579. DOI: 10.1302/0301-620X.92B11.23832.
13. Claxton M.R., Shirley M.B., Bakri K., et al. Utility of the Free Vascularized Fibula Flap to Reconstruct Oncologic Defects in the Upper Extremity. Anticancer Research. 2020. 40: 27512755. DOI: 10.21873/anticanres.14246.