ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRẬT KHỚP QUANH NGUYỆT BẰNG PHƯƠNG PHÁP MỔ NẮN KHÂU DÂY CHẰNG THUYỀN NGUYỆT

Lê Ngọc Tuấn1,, Nguyễn Thúc Bội Châu1, Huỳnh Thị Linh Thu1, Bùi Thị Lan Hương1, Phạm Thanh Tân1, Nguyễn Minh Lộc1, Nguyễn Tấn Toàn1, Lê Gia Ánh Thỳ1, Hoàng Mạnh Cường1, Nguyễn Văn Thái1, Đỗ Phước Hùng2
1 Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trật khớp quanh nguyệt là những chấn thương năng lượng cao hiếm gặp, chiếm ít hơn 10% tổng số chấn thương cổ tay. Mất vững cổ tay sau trật khớp quanh nguyệt là một tất yếu nếu chỉ nắn trật đơn thuần. Vì vậy điều trị trật khớp quanh nguyệt cần đảm bảo hai yếu tố quan trọng là nắn trật và phục hồi độ vững của khớp cổ tay thông qua phục hồi các dây chằng. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị trật khớp quanh nguyệt bằng phương pháp mổ nắn, khâu dây chằng thuyền nguyệt. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 48 bệnh nhân trật khớp quanh nguyệt cấp và bán cấp (46 nam, 2 nữ, tuổi trung bình 37,8 tuổi ) được điều trị. Sử dụng đường mổ mặt lưng, mổ nắn trật khâu phục hồi dây chằng thuyền nguyệt bằng mũi khâu xuyên xương với chỉ bện không tan.  Các xương cổ tay và khớp cổ tay được giữ đúng vị trí giải phẫu, sử dụng hai đinh Kirschner cố định khớp thuyền nguyệt, khớp nguyệt tháp. Kết quả: Kết quả cho thấy đa số bệnh nhân hết đau, chức năng cổ tay được phục hồi tốt. Sau mổ, đa số bệnh nhân (44/48 bệnh nhân) hết đau, duỗi cổ tay đạt mức trung bình là 77,820, gấp cổ tay đạt mức trung bình là 73,650, Sức nắm bàn tay trung bình là 41,25 ± 5,35 kg. Có 39 bệnh nhân có kết quả rất tốt, 2 bệnh nhân có kết quả tốt và 7 bệnh nhân có kết quả khá. Thời gian theo dõi trung bình là 36,2 tháng. Phẫu thuật bao gồm mổ nắn, khâu dây chằng thuyền nguyệt. Điểm chức năng trung bình là 81,30 rất tốt. Kết luận: Mổ nắn trật khâu dây chằng thuyền nguyệt đã cho kết quả khả quan đối với trường hợp trật khớp quanh nguyệt cổ tay cấp và bán cấp. Kỹ thuật này giúp đa số bệnh nhân hết đau, với sức nắm bàn tay phục hồi tốt và khoảng cách thuyền nguyệt bình thường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Steven L. Moran, William P. Cooney. Outcomes of Dorsal Capsulodesis and Tenodesis for Treatment of Scapholunate Instability. J Hand Surg, 2006. 31A, 1438-1446, doi: 10.1016/j.jhsa.2006.08.002.
2. Rosati M, Parchi P, Cacianti M, Poggetti A, Lisanti M. Treatment of acute scapholunate ligament injuries with bone anchor. Musculoskeletal surgery. 2010. 94(1), 25-32, doi: 10.1007/s12306-010-0057-8.
3. Minami A, Kaneda K. Repair and/or recostruction of the scapholunate interosseous ligament in lunate and perilunate dissociation. J Hand Surg. 1993.18A, 1099–1106, doi: 10.1016/03635023(93)90410-5.
4. Bikert B, Sauerbier M, German G. Scapholunate ligament repair using the Mitek bone anchor. J Hand Surg. 2000. 25B, 188–192.
5. Pilny ́ J, Kubes J, Cizma ́r I, Visna P. Our experience with repair of the scapholunate ligament using the MITEK bone anchor. Acta Chir Orthop Traumatol Cech. 2005. 72(6), 381–386.
6. Liang Kailu, Xiang Zhou, Huang Fuguo. Chronic perilunate dislocation treated with open reduction and internal fixation: results of medium-term follow-up. International Orthopaedics (SICOT). 2010. 34, 1315-1320, doi: 10.1007/s00264-009-0926-7.