ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG GIẢI PHẪU GÃY XƯƠNG - SAI KHỚP CÙNG CHẬU TRÊN PHIM CT- SCAN CÓ DỰNG HÌNH 3D KHUNG CHẬU

Lê Đình Hải1,, Nguyễn Thế Hoàng2, Lưu Hồng Hải2
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Khớp cùng chậu nằm phía sau của khung chậu, bị các tạng phía trước che khuất, do đó việc thăm khám, chẩn đoán dựa trên X - quang thường quy và điều trị gặp nhiều khó khăn. Kết quả nghiên cứu của Montana M.A.: 35% gãy xương – sai khớp cùng chậu không được phát hiện trên X - quang thường quy. Chụp CT-scan có dựng hình 3D khung chậu có thể tái tạo hình ảnh khung chậu trong không gian 3 chiều, giúp phát hiện và chẩn đoán đầy đủ các tổn thương và định hướng điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu các hình thái tổn thương của gãy xương- sai khớp cùng chậu trên phim CT-scan dựng hình 3D khung chậu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hình ảnh CT – scan khung chậu của các trường hợp sai khớp cùng chậu đơn thuần, gãy xương kết hợp với sai khớp cùng châu, được điều trị tại khoa Chấn Thương Chỉnh Hình Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2015 đến tháng 6/2019. Kết quả: Gãy mảnh hình liềm kèm sai khớp cùng chậu là tổn thương thường gặp (64,3%), trong đó kiểu Day III chiếm tỷ lệ cao nhất (41,7%). Hướng di lệch chủ yếu là ra sau, lên trên và ra ngoài (42,9%). Chúng tôi cũng ghi nhận 3 trường hợp sai khớp cùng chậu ra trước và vào trong kiểu khóa. Phần lớn các trường hợp đều đi kèm với gãy ngành ngồi mu, chậu mu, có 8/48 BN tổn thương gãy xương - sai khớp cùng chậu ở cả 2 bên. Kết luận: Nghiên cứu cung cấp một số hình thái tổn thương gãy xương - sai khớp cùng chậu, giúp chẩn đoán, phân loại gãy xương - sai khớp cùng chậu và hỗ trợ phẫu thuật viên trong việc lựa chọn phương pháp điều trị. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bernard T.N. and Cassidy J.D. The sacroiliac joint syndrome-pathophysiology, diagnosis and management. The adult spine: principles and practice. Raven Press, 1991. 2107–2130, https://doi.org/10.1007/s11916-000-0019-1
2. Montana M.A., Richardson M.L., Kilcoyne R., et al. CT of Sacral Injury. Radiology, 1986. 161:499-503, doi: 10.1148/radiology.161.2.3763921
3. Day A.C., Kinmont C., Bircher M.D., et al. Crescent fracture-dislocation of the sacroiliac joint. A functional classification. J Bone Jt Surg - Ser B, 2007. 89(5), 651–658, doi: 10.1302/0301620X.89B5.18129.
4. Lindahl J. and Gänsslen A. Principles of Treatment of Pelvic Ring Injuries. Pelvic Ring Fractures. 4th, Thieme, Switzerland, 2021. 277–283, doi:10.1007/978-3-030-54730-1_22
5. Wedegärtner U., Gatzka C., Rueger J.M., et al. Multislice CT (MSCT) in der detektion und klassifikation von becken- und azetabulumfrakturen. RoFo Fortschritte auf dem Gebiet der Rontgenstrahlen und der Bildgeb Verfahren, 2003. 175(1), 105–111.
6. Yun S.J., Jin W., Yoon S.H., et al. Diagnostic performance of abdominal CT for diagnosis of pelvic fractures: Comparison with pelvic CT. Acta radiol, 2016. 57(10), 1244–1250, doi: 10.1177/0284185115626473.
7. Pérez- Mananes R., Chana-Rodríguez F., and Vaquero-Martín J. Usefulness of 3D computed tomography in surgical planning of pelvic fractures. Acta Orthpédica Mex, 2010. 24(5), 305– 310. PMID: 21246801.
8. Calafi L.A. and Routt M.L. Posterior iliac crescent fracture-dislocation: What morphological variations are amenable to iliosacral screw fixation?. Injury, 2013. 44(2), 194–198, doi: 10.1016/j.injury.2012.10.028.
9. Suzuki T., Hak D.J., Ziran B.H., et al. Outcome and complications of posterior transiliac plating for vertically unstable sacral fractures. Injury, 2009. 40(4), 405–409, doi:
10.1016/j.injury.2008.06.039.
10. Lewis M.M. and Arnold W.D. Complete anterior dislocation of the sacro iliac joint. A case report. J Bone Jt Surg - Ser A, 1976. 58(1), 136–138, PMID: 1249104
11. Shillito M., Linn M., Girard P., et al. Anterior sacroiliac dislocation: A case report and review of the literature. JBJS Case Connect, 2014. 4(3), e78, doi: 10.2106/JBJS.CC.M.00269