ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI NẶNG CẦN HỖ TRỢ OXY Ở TRẺ TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngô Chí Quang1, Phan Hữu Nguyệt Diễm2, Bùi Quang Nghĩa1, Nguyễn Thị Thanh Nhàn1, Nguyễn Văn Trình1, Nguyễn Thúy Duy1, Võ Văn Thi3,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3 Trường ĐH Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới. Việc phát hiện các triệu chứng lâm sàng hỗ trợ rất nhiều trong chẩn đoán sớm, điều trị và theo dõi hiệu quả điều trị của bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh viêm phổi nặng cần hỗ trợ oxy ở trẻ từ 2 tháng tuổi đến 5 tuổi tại bệnh viện Nhi Đồng 1; 2. Đánh giá kết quả điều trị của bệnh viêm phổi nặng cần hỗ trợ oxy ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 78 trẻ viêm phổi nặng cần hỗ trợ oxy từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận bệnh viêm phổi nặng cần hỗ trợ oxy ở trẻ em chủ yếu gặp ở nhóm trẻ từ 2 tháng đến 12 tháng tuổi (chiếm 65,4%), nam chiếm 58,9%. Các triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm ho (100%), sốt (66,7%), rút lõm lồng ngực (100%) và phổi ran ẩm/nổ (98,7%). Tất cả các trẻ đều có suy hô hấp từ độ 2 trở lên, được điều trị kháng sinh ban đầu chủ yếu là nhóm C3G với 71,8%. Tuy nhiên, tỉ lệ không đáp ứng khá cao (70,5%), cần phải đổi/thêm kháng sinh. Sau thời gian điều trị với trung vị là 10 ngày thì tất cả các trường hợp đều ghi nhận khỏi bệnh, xuất viện. Kết luận: Bệnh viêm phổi nặng cần hỗ trợ oxy chủ yếu gặp ở trẻ từ 2 tháng đến 12 tháng tuổi với tỉ lệ không đáp ứng kháng sinh điều trị ban đầu khá cao. Tuy nhiên sau khi được thêm/đổi kháng sinh thích hợp, tất cả các ca bệnh đều khỏi bệnh, xuất viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Scotta MC, Marostica PJ, Stein RT. Kendig's disorders of the respiratory tract in children. Elsevier. 2019. 427-438.
2. Lưu Thị Thùy Dương, Khổng Thị Ngọc Mai. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan đến mức độ nặng của viêm phổi ở trẻ em từ 2-36 tháng tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. TNU Journal of Science and Technology. 2019. 207(14), 67-72.
3. Bộ Y tế. Quyết định số 101/QĐ-BYT ngày 09/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn xử trí viêm phổi cộng đồng ở trẻ em. 2014.
4. Cao Phạm Hà Giang. Đặc điểm lâm sàng, vi sinh và điều trị của trẻ em viêm phổi nặng cần thở oxy lúc nhập viện hoặc trong vòng 24 giờ sau nhập viện. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2014.
5. Lê Thị Hồng Hanh. Kết quả điều trị viêm phổi nặng ở trẻ từ 1 tháng đến 5 tuổi tại tỉnh Quảng Ninh. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 504(2), 120-123, doi: 10.51298/vmj.v504i2.922.
6. Lê Thị Mai Anh, Bùi Bỉnh Bảo Sơn. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi nặng ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi. Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế. 2022. 80, 13-21, doi: 10.38103/jcmhch.80.2.
7. Shan W., Shi T., Chen K., Xue J., Wang Y., et al. Risk Factors for Severe Community-aquired Pneumonia Among Children Hospitalized With CAP Younger Than 5 Years of Age. The Pediatric infectious disease journal. 2019. 38(3), 224–229, doi: 10.1097/INF.0000000000002098.
8. Wang H., Lu Z., Bao Y., Yang Y., de Groot R., et al. Clinical diagnostic application of metagenomic next-generation sequencing in children with severe nonresponding pneumonia. PloS one. 2020. 15(6), doi: 10.1371/journal.pone.0232610.
9. Nguyễn Đình Tuyến, Nguyễn Tấn Bình, Võ Thị Kim Dung. Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến viêm phổi nặng ở trẻ em từ 2 tháng đến 60 tháng tại Bệnh viện sản nhi tỉnh Quãng Ngãi. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 501(1), 211-215, doi: 10.51298/vmj.v501i1.466.
10. Trần Thanh Thức, Trần Anh Tuấn, Phùng Nguyễn Thế Nguyên. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng viêm phổi nặng có kết quả PCR đàm dương tính với Adenovirus ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 504(2), 167-171, doi:
10.51298/vmj.v504i2.934.