ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SIX SIGMA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM HÓA SINH TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ PHƯƠNG CHÂU

Võ Thành Trí1,, Bùi Thụy An1, Lê Trung Tín1, Trần Thị Trúc Linh1, Võ Thị Minh Thơ1, Nguyễn Huyền Trân1, Nguyễn Thị Bảo Hà1
1 Bệnh viện Quốc tế Phương Châu

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Six Sigma là một công cụ hiệu quả mà các phòng xét nghiệm có thể sử dụng để đánh giá chất lượng phương pháp, tối ưu hóa quy trình nội kiểm tra chất lượng, thay đổi số lượng quy tắc được áp dụng và tần suất chạy nội kiểm tra chất lượng. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá chất lượng và lựa chọn thống kê nội kiểm tra chất lượng một số xét nghiệm hoá sinh trên máy hoá sinh tự động Beckman Coulter AU480. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên kết quả nội kiểm và ngoại kiểm tra chất lượng một số xét nghiệm hoá sinh từ 04/2023 đến 12/2023 tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu. Kết quả: Một số xét nghiệm đạt giá trị sigma>6 ở cả hai nồng độ huyết thanh nội kiểm bao gồm Acid Uric và Triglyceride. Các xét nghiệm có giá trị sigma từ 3 đến 6 ở cả hai nồng độ huyết thanh nội kiểm bao gồm: AST, ALT, Glucose và Cholesterol. Kết luận: Tất cả các xét nghiệm trong nghiên cứu đều đạt giá trị sigma ở tiêu chuẩn “chấp nhận được” trở lên. Phương pháp Six Sigma có hiệu quả trong kiểm soát chất lượng xét nghiệm bằng cách lựa chọn thống kê nội kiểm tra phù hợp với mỗi xét nghiệm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Westgard J.O. Six sigma quality design and control. Madison WI. 2006. 11-28.
2. Ricos C., Alvarez V., Cava F., et al. Current databases on biologic variation: Pros, Cons and Progress. Scandinavian Journal of Clinical and Laboratory Investigation. 1999. 59, 491-500, http://dx.doi.org/10.1080/00365519950185229.
3. Westgard J.O, Sharon S.E, Teresa D. CLIA Final Rules for Quality System. Madison WI. 1992. 186-187.
4. Westgard J.O, Westgard S.A. Basic Quality Management Systems. Madison WI. 2014.171-189.
5. Trịnh Thị Phương Dung, Nguyễn Thị Thanh Ngân, Hoàng Thị Xuân, Nguyễn Quỳnh Giao, Nguyễn Trần Phương, Trần Thị Chi Mai. Áp dụng thang Sigma trong đánh giá hiệu năng phương pháp giai đoạn trong xét nghiệm. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 520(2), 240-244, https://doi.org/10.51298/vmj.v520i2.4177.
6. Hens K, Berth M, Armbruster D, Westgard S. Sigma metrics used to assess analytical quality of clinical chemistry assays: importance of the allowable total error (TEa) target. Clin Chem Lab Med. 2014. 52(7), 973-980, https://doi.org/10.1515/cclm-2013-1090.
7. Manchana L, Reddy B.R, Bhulaxmi1 P, Malathi1K, Mahjabeen S and Swati P. Evaluation of sigma metrics in a medical biochemistry lab. International Journal of Biomedical Research. 2015. 6(3), 164-171, https://doi.org/ 10.7439/ijbr.
8. Phan Thi ̣ Thanh Hải, Nguyên Th̃ i ̣ Lan Hương, Nguyên Th̃ i ̣ Thu Huyền, Nguyên Th̃ i ̣ Yên. Kiểm soát chất lương x̣ ét nghiệm hóa sinh dưa ṿ ào thang điểm Sigma. Tạp chí Y Dược lâm Sàng 108. 2022. 17, 149-156, https://doi.org/10.52389/ydls.v17iDB.1424.
9. Adiga U.S, Preethika A., Swathi K. Sigma metrics in clinical chemistry laboratory-A guide to quality control. Al Ameen J. Med. Sci. 2015. 8(4), 281-287.