NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN SÁN Ở SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2022-2023

Lê Thị Cẩm Ly1, Danh Thanh Nhân1,, Nguyễn Lê Như Phúc1, Nguyễn Trần Thanh Thảo1, Đặng Nhật Nam 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Khảo sát tỷ lệ nhiễm giun sán và các yếu tố nguy cơ ở sinh viên năm nhất tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022-2023 nhằm cung cấp những số liệu thực tế, đóng góp cho công tác phòng chống các bệnh ký sinh trùng và thay đổi hành vi nguy cơ để giảm thiểu tỷ lệ nhiễm. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ nhiễm giun sán ở sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Y Dược Cần Thơ bằng kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp với dung dịch cố định F2AM và tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến nhiễm giun sán. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 231 sinh viên năm thứ nhất tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 6/2022 đến tháng 6/2023. Kết quả: Trong số 231 sinh viên có mẫu phân đạt chuẩn được xét nghiệm, có 03 sinh viên nhiễm giun móc chiếm tỷ lệ 1,3% và không tìm thấy trường hợp nhiễm giun sán khác Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhiễm giun sán như rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đi chân đất. Tuy nhiên, chúng tôi chưa ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Khi nhiễm giun móc thường có các triệu chứng như mệt mỏi, uể oải và tiêu chảy. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm giun móc là 1,3%. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhiễm giun như đi chân đất, thói quen rửa tay.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hughes A., Ng-Nguyen D., Clarke N.E., Dyer C.E.F., Hii S.F., et al. Epidemiology of soiltransmitted helminths using quantitative PCR and risk factors for hookworm and Necator americanus infection in school children in Dak Lak province, Vietnam. Parasit Vectors. 2023. 16(1), 213. https://doi.org/10.1186/s13071-023-05809-x.
2. Nguyen H.M., Do D.T., Greiman S.E., Nguyen H.V., Hoang H.V., et al. An overview of human helminthioses in Vietnam: Their prevention, control and lessons learnt. Acta Trop. 2023. 238, 106753. https://doi.org/10.1016/j.actatropica.2022.106753.
3. Silver Z.A., Kaliappan S.P., Samuel P., Venugopal S., Kang G., et al. Geographical distribution of soil transmitted helminths and the effects of community type in South Asia and South East Asia – a systematic review. PLoS Negl Trop Dis. 2018. 12(1), e0006153. https://doi.org/10.1371/journal.pntd.0006153.
4. Morgan E.R., Aziz N.A., Blanchard A., Charlier J., Charvet C., et al. 100 questions in livestock helminthology research. Trends in Parasitology. 2019. 35, 52-71. https://doi.org/10.1016/j.pt.2018.10.006.
5. Nguyễn Thị Cẩm Hồng, Sơn Thị Tiến, Phạm Thị Ngọc Nga, Trần Lĩnh Sơn. Tình hình nhiễm và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun sán trên sinh viên Khoa Khoa Học Sức Khoẻ tại Trường Đại học Cửu Long Năm 2022-2023. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023. 529(1B), 336-370. https://doi.org/10.51298/vmj.v529i1B.6417.
6. Sơn Thị Tiến, Phan Hoàng Đạt, Lý Quốc Trung, Nguyễn Tấn Đạt. Nghiên cứu tình hình nhiễm ký sinh trùng và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2022. (55), 207-213. https://doi.org/10.58490/ctump.2022i55.408.
7. Zaini A., Good-Jacobson K.L., Zaph C. Context-dependent roles of B cells during intestinal helminth infection. PLoS Negl Trop Dis. 2021. 15(5), e0009340. https://doi.org/10.1371%2Fjournal.pntd.0009340.
8. Đoàn Văn Quyền, Nguyễn Thị Thảo Linh và Lý Tú Hương. Nghiên cứu tình hình nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở sinh viên năm thứ tư tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Nghiên cứu khoa học. 2013.
9. Trần Trọng Duy, Hoàng Thị Hương Giang, Đặng Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Quang Trung. Thực trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở sinh viên dài hạn năm thứ nhất và năm thứ ba trường Đại học Y Thái Bình năm 2005 – 2006. Trường Đại học Y Dược Thái Bình, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa. 2006.
10. Lê Đức Vinh, Nguyễn Kim Thạch, Trần Trinh Vương, Lê Thị Thu Thảo. Tỷ lệ nhiễm giun lươn Strongyloides stercoralis và một số yếu tố liên ở người dân xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An năm 2020. Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng. 2023. 4(124), 27-36. https://doi.org/10.59253/tcpcsr.v124i4.68.
11. Nguyễn Hữu Bút, Lê Thị Cẩm Ly. Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường ruột trẻ em đến khám tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Tập san nghiên cứu khoa học trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2013. 10, 163-168.
12. Phạm Hoàng Minh Quân. Nghiên cứu tình hình nhiễm ký sinh trùng đường ruột tại Khoa Nội Tiêu hóa và Huyết học lâm sàng Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2014 – 2015. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa. 2015.