BÁO CÁO CA LÂM SÀNG: ĐIỀU TRỊ BÀNG QUANG TĂNG HOẠT BẰNG MIRABEGRON TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Nguyễn Trung Hiếu1,, Lê Thanh Bình1, Quách Võ Tấn Phát1, Trần Quốc Cường1, Phạm Quốc Anh1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bàng quang tăng hoạt được đặc trưng bởi tình trạng tiểu gấp, đi kèm tiểu nhiều lần và tiểu đêm, có hoặc không tiểu không tự chủ, loại trừ nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc bất kỳ bệnh lý khác. Sinh lý bệnh của bàng quang tăng hoạt vẫn chưa đầy đủ nhưng thụ thể β3 ở bàng quang được cho là rất quan trọng trong việc điều hòa giãn cơ detrusor trong pha dự trữ của bàng quang. Mirabegron là thuốc đồng vận β3 chọn lọc đầu tiên được dùng trong điều trị bàng quang tăng hoạt. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị bàng quang tăng hoạt bằng Mirabegron trên ca lâm sàng cụ thể. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo một trường hợp lâm sàng: bệnh nhân nữ 40 tuổi với triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu gấp được chẩn đoán bàng quang tăng hoạt điều trị bằng Mirabegron 50mg/ngày trong 3 tháng. Kết quả: Sau 3 tháng điều trị với mirabegron, bệnh nhân cải thiện rõ rệt các triệu chứng, số lần đi tiểu giảm đáng kể. Không ghi nhận tác dụng không mong muốn trên bệnh nhân. Kết luận: Trường hợp lâm sàng cho thấy sự hiệu quả và an toàn của mirabegron trong điều trị bệnh lý bàng quang tăng hoạt. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Abrams P, Cardozo L, Fall M, et al. The standardisation of terminology of lower urinary tract function: report from the Standardisation Sub-committee of the International Continence Society. Neurourol Urodyn. 2002. 21(2), 167-178, doi: 10.1016/s0090-4295(02)02243-4.
2. Vũ Lê Chuyên, Huỳnh Đoàn Phương Mai. Xác định tỷ lệ mắc bàng quang tăng hoạt của người lớn tại Việt Nam. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh. 2016. 20(2), 158-162.
3. Eapen RS, Radomski SB. Review of the epidemiology of overactive bladder. Res Rep Urol. 2016. 8, 71–76.
4. Wolff GF, Kuchel GA, Smith PP. Overactive bladder in the vulnerable elderly. Res Rep Urol. 2014. 6, 131–38. doi: 10.2147/RRU.S41843.
5. Nambiar AK, Arlandis S, Bø K, et al. European Association of Urology Guidelines on the
Diagnosis and Management of Female Non-neurogenic Lower Urinary Tract Symptoms. Part
1: Diagnostics, Overactive Bladder, Stress Urinary Incontinence, and Mixed Urinary Incontinence”, Eur Urol. 2022. 82(1), 49-59. doi:10.1016/j.eururo.2022.01.045.
6. Krauwinkel W, van Dijk J, Schaddelee M, et al. Pharmacokinetic properties of mirabegron, a beta3-adrenoceptor agonist: results from two Phase I, randomized, multiple-dose studies in healthy young and elderly men and women. Clin Ther. 2012. 34(10), 2144–2160. doi:10.1016/j.clinthera.2012.09.010.
7. Wagg A, Staskin D, Engel E, Herschorn S, Kristy RM, Schermer CR. Efficacy, safety, and tolerability of mirabegron in patients aged >/=65yr with overactive bladder wet: a phase IV, double-blind, randomised, placebo-controlled study (PILLAR), Eur Urol. 2020. 77(2), 211– 220. doi:10.1016/j.eururo.2019.10.002.
8. Herschorn S, Staskin D, Schermer CR, Kristy RM, Wagg A. Safety and tolerability results from the PILLAR study: a Phase IV, double-blind, randomized, placebo-controlled study of mirabegron in patients >/= 65 years with overactive bladder-wet, Drugs Aging. 2020. 37(9), 665–676. doi:10.1007/s40266-020-00783-w.
9. Griebling TL, Campbell NL, Mangel J, et al. Effect of mirabegron on cognitive function in elderly patients with overactive bladder: moCA results from a Phase 4 randomized, placebocontrolled study (PILLAR). BMC Geriatr. 2020. 20(1), 109. doi:10.1186/s12877-020-1474-7.