ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ TÁC NHÂN VI SINH GÂY TIÊU CHẢY CẤP KHÔNG MẤT NƯỚC Ở TRẺ EM TẠI CẦN THƠ

Trần Quang Khải1, Phạm Minh Quân1, Trần Văn Vi1, Đinh Thị Thúy Nga1, Trượng Trung Hiếu1, Nguyễn Thị Thùy Dương1, Phan Thị Hồng1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tiêu chảy cấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Real-time PCR có khả năng xác định nhanh chóng và chính xác các tác nhân vi sinh gây tiêu chảy. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định tỷ lệ các tác nhân vi sinh gây tiêu chảy cấp không mất nước ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 119 ca bệnh nhi tiêu chảy cấp không mất nước. Kết quả: Bệnh lý thường gặp ở trẻ dưới 24 tháng tuổi (84,9%). Nam (56,3%) mắc bệnh nhiều hơn nữ (43,7%). Các triệu chứng lâm sàng thường gặp gồm sốt (80,7%), nôn ói (69,8%), và hăm hậu môn (60,5%). Đa số các trường hợp có chỉ số bạch cầu và hematocrit trong giới hạn bình thường. Real-time PCR có khả năng phát hiện tác nhân vi sinh lên đến 84,9%. Virus được xác định là tác nhân gây tiêu chảy phổ biến nhất (68,1%). Tác nhân hàng đầu là Rotavirus (47,1%), kế đến là Escherichia coli (28,6%), Campylobacter coli (10,1%), Adenovirus (9,3%), Salmonella sp (8,4%) và Shigella sp (8,4%). Kết luận: Tiêu chảy cấp không mất nước thường gặp ở trẻ dưới 24 tháng tuổi với sốt và nôn ói là hai triệu chứng gặp nhiều. Real-time PCR có khả năng phát hiện cao tác nhân vi sinh gây tiêu chảy cấp không mất nước ở trẻ em. Virus là tác nhân gây tiêu chảy phổ biến nhất, hàng đầu là Rotavirus. Do đó, kháng sinh không phải là điều trị chính cho tiêu chảy cấp không mất nước; và phòng ngừa Rotavirus cho trẻ vẫn là điều vô cùng quan trọng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế. Tài liệu hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em. Quyết định- Bộ Y tế số 4121. 2009.
2. UNICEF WHO, The World Bank. Levels & Trends in Child Mortality. UNICEF, New York; WHO, Geneva; The World Bank, Washing-ton, DC, 2012.
3. Hoàng Ngọc Anh, Đặng Thị Thuý Hà, Lương Thị Nghiêm. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi tiêu chảy cấp tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp Chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa. 2020. 4(2), 35- 40.
4. Nguyễn Thị Thu Cúc. Khảo sát các tác nhân vi khuẩn của bệnh tiêu chảy ở trẻ em tại khoa
Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ từ tháng 7/2010 đến tháng 6/2011, Đề tài Nghiên cứu Khoa học, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2011.
5. Bin Mohanna, Mabrook Aidah, Al-Sonboli, et al. Prevalence of Diarrhoea and Related Risk Factors among Children Aged Under 5 years in Sana'a. Yemen. 2018. 11(1), 29-33.
6. Harb A., S. Abraham, B. Rusdi, et al. Molecular Detection and Epidemiological Features of Selected Bacterial, Viral, and Parasitic Enteropathogens in Stool Specimens from Children with Acute Diarrhea in Thi-Qar Governorate, Iraq. Int J Environ Res Public Health. 2019. 16(9), 1573, doi: 10.3390/ijerph16091573.
7. Imanadhia Ashfahani, I. G. M. Reza Gunadi Ranuh, Djohar Nuswantoro. Etiology Based on Clinical Manifestation of Acute Diarrhea Incidence of Children Hospitalized in Dr. Soetomo General Hospital Surabaya Period 2011-2013. Biomolecular and Health Science Journal. 2019. 2(1), 31-35.
8. Nguyễn Văn Thiện. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020. Luận văn Thạc sĩ Dược học, Đại học Tây Đô. 2022.
9. Shah G. S., B. K. Das, S. Kumar, et al. Acid base and electrolyte disturbance in diarrhoea. Kathmandu Univ Med J (KUMJ). 2007. 5(1), 60-62.
10. Nguyễn Thị Mai Hương,Nguyễn Thị Việt Hà. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tiêu chảy cấp phân máu ở trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 505(1).
11. Kabayiza J. C., M. E. Andersson, S. Nilsson, et al. Diarrhoeagenic microbes by real-time PCR in Rwandan children under 5 years of age with acute gastroenteritis. Clin Microbiol Infect. 2014. 20(12), O1128-35, doi: 10.1111/1469-0691.12698.
12. Kabayiza J. C., M. E. Andersson, S. Nilsson, et al. Real-time PCR identification of agents causing diarrhea in Rwandan children less than 5 years of age. Pediatr Infect Dis J. 2014. 33(10), 1037-1042, doi: 10.1097/INF.0000000000000448.
13. Nguyễn Quốc Tính,Nguyễn Thị Cự. Đặc điểm bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus tại Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế. 2013. 3(5), 50-56.
14. Burnett E., C. L. Jonesteller, J. E. Tate, et al. Global Impact of Rotavirus Vaccination on Childhood Hospitalizations and Mortality From Diarrhea. J Infect Dis. 2017. 215(11), 16661672, doi: 10.1093/infdis/jix186.