CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đái tháo đường (ĐTĐ) là một căn bệnh không lây nhiễm phổ biến ở Việt Nam và có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới. Chất lượng cuộc sống (CLCS) là một khía cạnh quan trọng đối với người bệnh ĐTĐ vì CLCS kém làm giảm việc tự chăm sóc, tăng nguy cơ xuất hiện thêm biến chứng. Do đó, mong muốn nghiên cứu này mô tả CLCS của người bệnh ĐTĐ để cải thiện CLCS cho họ. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh Đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trường Đại học Trà Vinh năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 200 bệnh nhân điều trị ngoại trú thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu tại Bệnh viện Trường Đại học Trà Vinh năm 2021. Kết quả: Trung bình điểm CLCS chung của người bệnh là 62,10±7,31 điểm. Trong đó: lĩnh vực chế độ ăn là 47,12±12,91 tương đương với CLCS của người bệnh ở lĩnh vực này ở mức trung bình kém; lĩnh vực sức khỏe thể chất là 55,26±19,38 tương ứng với CLCS của người bệnh trong lĩnh vực này ở mức trung bình khá; lĩnh vực sức khỏe tinh thần là 83,03±15,85 tương đương với CLCS của người bệnh ở lĩnh vực ở mức khá tốt; lĩnh vực tài chính là 89,65±10,04 tương đương với CLCS ở mức khá tốt; lĩnh vực mối quan hệ cá nhân rất thấp chỉ đạt 25,12±10,14 điểm, khiến cho CLCS của người bệnh giảm đi chỉ ở mức kém. Kết luận: CLCS chung của người bệnh ĐTĐ ở mức trung bình khá, CLCS về lĩnh vực chế độ ăn ở mức trung bình kém, CLCS về lĩnh vực sức khỏe thể chất ở mức trung bình khá, CLCS về lĩnh vực sức khỏe tinh thần ở mức khá tốt, CLCS về lĩnh vực tài chính ở mức khá tốt, CLCS về mối quan hệ cá nhân ở mức kém.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đái tháo đường tuýp 2, chất lượng cuộc sống
Tài liệu tham khảo
2. Báo vietnamnet về sức khỏe (2015), “Những con số sửng sốt về bệnh đái tháo đường ở Việt Nam”. http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/nhung-con-so-sung-sot-ve-benh-dai-thao-duong-o-vn280824.html (25-06-2021).
3. Bộ Y tế (2020), Quyết định số 5481/QĐ-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2020: “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường týp 2”.
4. Cục y tế dự phòng và Bộ Y tế (2016), Ngày sức khỏe thế giới năm 2016 – Dự phòng và kiểm soát bệnh đái tháo đường, truy cập ngày 01/05/2021, http://vncdc.gov.vn/vi/phong-chong-benh-khonglay-nhiem/906/ngay-suc-khoe-the-gioi-nam-2016-du-phong-va-kiem-soat-benh-dai-thao-duong.
5. Bùi Bảo Duy (2019), “Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Đái tháo đường tuýp 2 tại Thành phố Trà Vinh năm 2019”, Tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng, Trường Đại học Trà Vinh.
6. Nguyễn Thị Bích Hải (2018), “Chất lượng cuộc sống người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y Tế Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc 2018 và một số yếu tố liên quan”, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
7. Nguyễn Thành Lộc và cộng sự (2018), “Khảo sát chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân Đái tháo đường tại Bệnh viện Tim mạch TP Cần Thơ năm 2018”.
8. Huỳnh Văn Lộc (2015), “Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi mắc ĐTĐ tuýp 2 tại thành phố Cần Thơ, Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ – Đại học Buphara, Thái Lan, tr.7-16. 9. Lê Võ Thanh Thảo (2018), “Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân Đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh năm 2018”, Tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng, Đại học Trà Vinh.
10. Nguyễn Bích Thuỷ (2014), Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam tăng nhanh nhất thế giới.
11. Nguyễn Thanh Sơn (2017), “Chất lượng cuộc sống và hiệu quả giải pháp, quản lý chăm sóc người bệnh Đái tháo đường tuýp 2 tại nhà”, Luận văn Tiến sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y – Dược Thái Bình.
12. IDF DiabeteAtlas (2017), IDF Diabetes Atlas 8th Edition, pp.126-128.
13. IDF Diabetes Atlas (2019), IDF Diabetes Atlas 9th Edition.