ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH

Nguyễn Thị Ngoãn1,, Trần Hải Hà1, Huỳnh Thị Hồng Ngọc 1
1 Trường Đại học Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hội chứng vành cấp (HCVC) là một nhóm bệnh không đồng nhất, cần phân tầng nguy cơ, đặc biệt trong 24-48 giờ đầu nhập viện để có phương thức điều trị thích hợp. Do vậy, các quan sát lâm sàng là rất cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân HCVC tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 121 bệnh nhân được chẩn đoán HCVC từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2020. Kết quả: Bệnh nhân HCVC có triệu chứng đau ngực (80,3%) và khó thở (65,8%), 35,3% bệnh nhân có nhịp tim nhanh (≥ 100 lần/phút), và 26,1% có rale ẩm ở phổi. Hơn 40% bệnh nhân có độ Killip III, IV. Phần lớn bệnh nhân có phân tầng nguy cơ cao theo thang điểm GRACE:  90,1%; 7,9% có nguy cơ trung bình và 2,0% có nguy cơ thấp. Nhồi máu cơ tim không ST chênh chiếm tỉ lệ cao hơn so với nhồi máu cơ tim ST chênh lên 62,8% so với 37,2%. Trong đó nhiều nhất là tổn thương ở vùng trước rộng có tỉ lệ 44,6%. Có 83,5% bệnh nhân có tăng Troponin I. Kết quả siêu âm tim ghi nhận 18,2% bệnh nhân có rối loạn vận động vùng, 9,1% suy tim với phân suất tống máu giảm, 32,7% hở 2 lá cấp sau nhồi máu và 32,7% có rối loạn chức năng tâm trương. Kết luận: Đa số bệnh nhân HCVC có triệu chứng đau ngực và phân tầng nguy cơ cao theo thang điểm GRACE, bệnh nhân nhồi máu cơ tim không ST chênh chiếm tỉ lệ cao hơn so với nhồi máu cơ tim ST chênh lên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2019), Quyết định 2187/QĐ-BYT ngày 03/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hội chứng mạch vành cấp”.
2. Bùi Hữu Minh Trí, (2011), “Phân tầng nguy cơ, điều trị chống huyết khối và chỉ định can thiệp mạch vành trong hội chứng vành cấp”, Kỷ yếu báo cáo khoa học hội nghị KHKT BV An Giang 2011.
3. Châu Văn Vinh, Hồ Thượng Dũng, Đoàn Văn Đệ (2017), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp thành dưới tại bệnh viện Thống Nhất”, Chuyên đề tim mạch học.
4. Phạm Nguyễn Vinh và cộng sự (2011), “Nghiên cứu quan sát điều trị bệnh nhân nhập viện do hội chứng mạch vành cấp”, Tạp chí Tim Mạch học Việt Nam, số 58, tr.12-25.
5. Abu-Assi E, Ferreira-González I, Ribera A, et al. (2010), “Do GRACE (Global Registry of Acute Coronary events) risk scores still maintain their performance for predicting mortality in the era of contemporary management of acute coronary syndromes?”, Am Heart J, 160 (5), pp.826834.e821-823.
6. Anderson J L, Adams C D, Antman E M, et al. (2007), “ACC/AHA 2007 guidelines for the management of patients with unstable angina/non ST-elevation myocardial infarction: a report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines (Writing Committee to Revise the 2002 Guidelines for the Management of Patients With Unstable Angina/Non ST-Elevation Myocardial Infarction): developed in collaboration with the American College of Emergency Physicians, the Society for Cardiovascular Angiography and Interventions, and the Society of Thoracic Surgeons: endorsed by the American Association of Cardiovascular and Pulmonary Rehabilitation and the Society for Academic Emergency Medicine”, Circulation, 116 (7), pp. e148-304.
7. Antman E M, Cohen M, Bernink P J, et al. (2000), “The TIMI risk score for unstable angina/nonST elevation MI: A method for prognostication and therapeutic decision making”, Jama, 284(7), pp.835-842.
8. Carruthers K F, Dabbous O H, Flather M D, et al. (2005), “Contemporary management of acute coronary syndromes: does the practice match the evidence? The global registry of acute coronary events (GRACE)”, Heart, 91(3), pp.290-298.
9. Correia L C L, Garcia G, Kalil F, et al. (2014), “Prognostic value of TIMI score versus GRACE score in ST-segment elevation myocardial infarction”, Arquivos brasileiros de cardiologia, 103(2), pp.98-106.
10. Gao R, Patel A, Gao W, et al. (2008), “Prospective observational study of acute coronary syndromes in China: practice patterns and outcomes”, Heart, 94(5), pp.554-560.
11. Granger C B, Goldberg R J, Dabbous O, et al. (2003), “Predictors of hospital mortality in the global registry of acute coronary events”, Arch Intern Med, 163(19), pp.2345-2353.
12. Patrick T. O’Gara, Frederick G. Kushner, Deborah D. Ascheim, et al. (2013), “2013 ACCF/AHA Guideline for the Management of ST-Elevation Myocardial Infarction”, Circulation, 127(4), pp.e362-e425.
13. Steg P G, Goldberg R J, Gore J M, et al. (2002), “Baseline characteristics, management practices, and in-hospital outcomes of patients hospitalized with acute coronary syndromes in the Global Registry of Acute Coronary Events (GRACE)”, Am J Cardiol, 90(4), pp.358-363.