ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, ĐẶC ĐIỂM NỘI SOI Ở CÁC BỆNH NHÂN CÓ BỆNH LÝ ĐẠI TRÀNG ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Huỳnh Hiếu Tâm1,, Thái Thị Hồng Nhung1, Lương Thị Thúy Loan1, Trần Y Đức1
1 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Có nhiều bệnh lý đại tràng được phát hiện nhờ vào phương tiện nội soi đại tràng như polyp đại tràng, viêm loét đại tràng, đặc biệt là ung thư đại trực tràng. Hàng năm, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ có nhiều bệnh nhân đến khám, điều trị và nội soi đại tràng. Vì vậy, chúng tôi muốn xây dựng mô hình bệnh tật các bệnh lý đại tràng ở các bệnh nhân đến khám và nội soi đại tràng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm lâm sàng, tỷ lệ các bệnh lý đại tràng và mối liên quan giữa lâm sàng và hình ảnh nội soi ở các bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, cắt ngang trên 1183 bệnh nhân nội soi đại tràng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong năm 2021. Kết quả: Trong 1183 bệnh nhân, có 31,9% bệnh nhân có kết quả nội soi đại tràng bình thường. Các tổn thương đại tràng thường gặp bao gồm 30,9% polyp, 11,7% viêm loét đại tràng, 7,9% u đại tràng và 4,2% túi thừa. Nhóm tuổi có mối liên quan với polyp đại tràng, viêm loét đại tràng, và u đại tràng. Triệu chứng đau bụng có liên quan với u đại tràng; có mối liên quan giữa rối loạn thói quen đi tiêu, rối loạn tính chất phân và các bệnh lý viêm loét đại tràng, u đại tràng. Kết luận: Nội soi đại tràng rất cần thiết ở các bệnh nhân ≥40 tuổi, có đau bụng rối loạn thói quen đi tiêu và rối loạn tính chất phân để phát hiện sớm các bệnh lý đại tràng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Văn Đức, Phạm Quang Phú (2017), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học polyp đại trực tràng”, Tạp chí Y học thực hành, 1031, tr.74-76.
2. Vũ Văn Khiên, Khúc Đình Minh (2007), “Hiệu quả điều trị 40 trường hợp viêm loét đại trực tràng tại bệnh viện trung ương quân đội 108”, Tạp chí y dược lâm sàng, 1 (2), tr.38-42.
3. Hoàng Đăng Mịch, Lê văn Thiệu (2010), “Nhận xét một số bệnh thường gặp ở đại trực tràng qua 1402 trường hợp nội soi”, Tạp chí Y học Việt Nam tháng 2, tập 365 (1), tr.41-44.
4. Lê Quang Nghĩa, Nguyễn Thúy Oanh (2003), “Kết quả chẩn đoán 173 trường hợp ung thư qua nội soi đại tràng bằng ống mềm”, Tạp chí Y học TPHCM, tập 7(1), tr.148-154.
5. Huỳnh Hiếu Tâm, Nguyễn Lê Trang Vy (2014), “Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi của bệnh lý đại tràng ở bệnh nhân đến khám tại bệnh viện trường Đại học Y dược Cần Thơ”, Tạp chí Y học thực hành số 944, tr.370-373.
6. Lê Văn Thiệu, Phạm Văn Nhiên (2011), “Nhận xét 4500 trường hợp nội soi đại tràng tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng”, Hội nghị khoa học Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp lần thứ 37, tr.56- 60.
7. Aghdaei H.A et al. (2017), "Polyp detection rate and pathological features in patients undergoing a comprehensive colonoscopy screening", World journal of gastrointestinal pathophysiology,
8(1), pp.3-10.
8. Hiroshi N, Motoi U, Shinichiro S (2021), “Evidence-based clinical practice guidelines for inflammatory bowel disease 2020”, J Gastroenterol, 56, pp.489-526.
9. Sung H et al. (2021), "Global cancer statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries", CA: a cancer journal for clinicians. 71(3), pp.209-249.