Nghiên cứu cải thiện độ hòa tan của celecoxib

Huỳnh Thị Mỹ Duyên1,, Lê Thị Minh Ngọc 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Celecoxib thuộc nhóm kháng viêm không steroid (NSAID), với khả năng ức chế chọn lọc cyclooxygenase 2 (COX-2), cho tác dụng kháng viêm tốt và ít gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Tuy nhiên, celecoxib kém tan trong nước do đó khả năng hòa tan thuốc trong dạ dày kém và sinh khả dụng đường uống thấp (khoảng 22-40%). Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu bào chế hệ phân tán rắn của celecoxib với một số chất mang tỷ lệ khác nhau và phân tích cơ chế làm tăng độ hòa tan của hệ phân tán rắn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hoạt chất celecoxib, các tá dược sử dụng trong điều chế hệ phân tán rắn, nghiên cứu thực nghiệm bằng phương pháp bay hơi dung môi trên các công thức thiết kế để từ đó xác định được công thức công thức có độ hòa tan là cao nhất, sử dụng phương pháp quang phổ hồng ngoại (FTIR) và quét nhiệt vi sai (DSC) để phân tích cơ chế làm tăng độ hòa tan của hệ phân tán rắn chứa celecoxib. Kết quả: Đã xác định được hệ chất mang giúp cải thiện độ hòa tan celecoxib tốt nhất đồng thời sơ bộ phân tích được cơ chế cải thiện độ hòa tan của hệ phân tán rắn. Kết luận: Hệ phân tán rắn celecoxib sử dụng hệ chất mang PVP K30 (1:5) có thêm 2% natri laurylsulphat, giúp cải thiện được độ hòa tan 9,1 lần so với hoạt chất ban đầu, cơ chế cải thiện độ hòa tan được chứng minh bằng phương pháp phân tích hiện đại.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Quan Nghiệm Lê Quan Nghiệm (2007), Sinh dược học và các hệ thống trị liệu mới, NXB Y học.
2. Alireza Homayouni., et al. (2014), Preparation and characterization of celecoxib solid dispersions; comparison of poloxamer-188 and PVP-K30 as carriers, Iran J Basic Med Sci, 17(5), pp.322-31.
3. Avinash Ramrao Tekade, Jyoti Narayan Yadav (2020), A Review on Solid Dispersion and Carriers Used Therein for Solubility Enhancement of Poorly Water Soluble Drugs, Adv Pharm Bull, 10 (3), pp.359-369.
4. He, J., et al. (2017), Preparation and evaluation of celecoxib nanosuspensions for bioavailability enhancement, RSC Advances, 7(22), pp.13053-13064.
5. Hyeok Jin Kwon., et al. (2019), Development and Evaluation of Poorly Water-Soluble Celecoxib as Solid Dispersions Containing Nonionic Surfactants Using Fluidized-Bed Granulation, Pharmaceutics, 11(3), pp.1-13.
6. Liu X, Feng X, Williams RO, Zhang F (2018), Characterization of amorphous solid dispersions, J Pharm Investig, 48(1), pp.19-41.
7. S K Paulson., et al. (2001), Pharmacokinetics of celecoxib after oral administration in dogs and humans: Rffect of food and site of absorption, J Pharmacol Exp Ther, 297(2), pp.638-645.