ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN GIÁN TIẾP ĐƯỢC CHIẾU ĐÈN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Vàng da sơ sinh là một trong những nguyên nhân nhập viện thường gặp nhất trong tuần đầu ở trẻ sơ sinh. Chiếu đèn là một phương pháp điều trị phổ biến, không xâm lấn. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở trẻ sơ sinh vàng da do tăng bilirubin gián tiếp tại Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. 2) Đánh giá kết quả điều trị chiếu đèn ở trẻ sơ sinh vàng da do tăng bilirubin gián tiếp tại Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 121 bệnh nhi vàng da sơ sinh do tăng bilirubin gián tiếp được chiếu đèn tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ tháng 06/2021 đến tháng 06/2022. Kết quả: Giới tính nam chiếm đa số (50,4%), với tỷ số nam/nữ là 1,02, tỉ lệ trẻ non tháng 17,4%. Có 35,5% trẻ vàng da vùng 5 theo Kramer, chủ yếu gặp ở trẻ non tháng. Nồng độ bilirubin gián tiếp trung bình là 274,4±78,4 µmol/l. Bilirubin gián tiếp ở trẻ sinh thường cao hơn sinh mổ, có bệnh kèm theo cao hơn không có bệnh kèm theo (p<0,05). Kết quả điều trị 96,7% thành công với chiếu đèn, 3,3% thất bại và phải thay máu. Trẻ sinh mổ, vàng da sớm xuất hiện <7 ngày tuổi, có thời gian chiếu đèn dài hơn. Kết luận: Chiếu đèn là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao đối vởi trẻ vàng da tăng bilirubin gián tiếp, cần lưu ý các trẻ vàng da sinh mổ, mắc bệnh lý nhiễm trùng kèm theo, vàng da sớm trước 7 ngày tuổi nhằm rút ngắn thời gian chiếu đèn và nằm viện.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Vàng da, tăng bilirubin máu, trẻ sơ sinh, chiếu đèn
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Hải. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ở trẻ sơ sinh vàng da do tăng bilirubin gián tiếp tại khoa sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 20152016, Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học y Dược Cần Thơ. 2016.
3. Nguyễn Thị Thanh Bình, Phạm Thị Ny, Nguyễn Thị Thuý Lan. Nghiên cứu một số yếu tố liên quan từ mẹ và con đến vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh tại đơn vị Nhi sơ sinh bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế, Tạp chí y học Việt Nam. 2022. tập 516 số 2.
4. B.B. Singh Dipak Kumar. A Prospective Investigation of the Aetiology and Clinical Characteristics of Newborn Jaundice in Bihar, India, International Journal of Pharmaceutical and Clinical Research. 2021.13(4), 272-276.
5. J. Viau Colindres, C. Rountree, M. A. Destarac, et al. Prospective randomized controlled study comparing low-cost LED and conventional phototherapy for treatment of neonatal hyperbilirubinemia, J Trop Pediatr. 2012. 58(3), 178-83.
6. M. A. Khairy, W. A. Abuelhamd, I. M. Elhawary, et al. Early predictors of neonatal hyperbilirubinemia in full term newborn, Pediatr Neonatol. 2019. 60(3), 285-290.
7. Mitra S, Rennie J. Neonatal jaundice: aetiology, diagnosis and treatment.Br J Hosp Med, 2017. 78(12), pp.699-704.