NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG TRÊN BỆNH NHÂN COVID-19 NẶNG VÀ NGUY KỊCH CÓ LỌC MÁU HẤP PHỤ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Phan Văn Lympic1,, Dương Thiện Phước 1
1 Bệnh viện Đa Khoa thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Việc điều trị bệnh nhân COVID-19 đặc biệt là những bệnh nhân nặng và nguy kịch vẫn là thách thức đối với nền y tế còn hạn chế trong bối cảnh hiện nay của nước ta. Vì vậy, việc dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và các xét nghiệm sẵn có để đánh giá mức độ nặng và khả năng tiến triển nặng của bệnh là rất cần thiết để có hướng tiếp cận kịp thời. Mục tiêu nghiên cứu: 1). Khảo sát đặc điểm lâm sàng bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch có lọc máu hấp phụ; 2). Khảo sát đặc điểm cận lâm sàng bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch có lọc máu hấp phụ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 88 bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch được điều trị lọc máu hấp phụ trong thời gian từ 7/2021 đến 10/2021 tại khoa Hồi sức COVID19 Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Kết quả: Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 58,6±11,8. Tuổi tuổi lớn nhất là 91 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 24 tuổi. Tỉ lệ nam chiếm 39,8%, nữ chiếm 60,2%. 100% bệnh nhân khó thở; sốt 58%; ho khan 46%; mất vị giác 34%; mất khứu giác 28%. Nhiệt độ là 37,3±0,6°C; nhịp thở là 27,5±4,6l/p; huyết áp trung bình là 75,9±12,4mmHg; mạch 102,9±15,4l/p, SpO2 92,1±3,5%. Các xét nghiệm PaO2 75,4±22,9mmHg; PaO2/FiO2 168,7±82,3; CRP 8,7±5,2mg/dl; ferritin 795,6±484,3ng/mL; LDH 395,0±199,7U/L; D-dimer 802,3 (50,013189,0)mcg/L; Tỉ số neutro/lympho 11,5±9,2; tỉ lệ BUN/creatinin 72,9±60,4; kali 3,56±0,6mmol/L; AST 63,36±55,1U/L, ALT 60,15±46,8U/L. Kết luận: Triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch là khó thở, sốt, mệt mỏi với 100% bệnh nhân có khó thở. Có sự liên quan giữa mạch và nồng độ LDH máu với tỷ lệ tử vong do COVID-19.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2021), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19, Ban hành kèm theo Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 06 tháng 10 năm 2021, Hà Nội, tr.46-47.
2. Nguyễn Trung Nguyên (2021), “Nhận xét kết quả lọc máu hấp phụ cytokine bằng quả lọc resin ở người bệnh COVID-19 nặng tại Trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19 thuộc Bệnh viện Bạch Mai, Kỷ yếu hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 21: COVID-19 những bài học kinh nghiệm, tr. 345-348.
3. Alavi Darazam I, Kazempour M, Pourhoseingholi MA, et al. (2022), “Efficacy of Hemoperfusion in Severe and Critical Cases of COVID-19”, Blood purification, pp.1-9.
4. Bonanad C, García-Blas S, Tarazona-Santabalbina F, et al. (2020), “The Effect of Age on Mortality in Patients with COVID-19: A Meta-Analysis with 611,583 Subjects”, Jamda-The Society for Post-Acute and Long-Term Care Medicine, 21(7), pp.915-918.
5. Cron RQ, Caricchio R, Chatham, et al. (2021), “Calming the cytokine storm in COVID-19”, Nature medicine, 27(10), pp.1674-1675.
6. Del Valle DM, Kim-Schulze S, Huang HH, et al. (2020), “An inflammatory cytokine signature predicts COVID-19 severity and survival”, Nat Med, 26(10), pp.1636-1643.
7. Griffith DM, Sharma G, Holliday CS, et al. (2020), “Men and COVID-19: A Biopsychosocial Approach to Understanding Sex Differences in Mortality and Recommendations for Practice and Policy Interventions”, Prev Chronic Dis, 17, E63.
8. Henry BM, Aggarwal G, Wong J, et al. (2020), “Lactate dehydrogenase levels predict coronavirus disease 2019 (COVID-19) severity and mortality: A pooled analysis”, Am J Emerg Med, 38(9), pp.1722-1726.
9. NICE (2020), “Cytokine adsorption devices for treating respiratory failure in people with COVID-19”, Medtech innovation briefing (MIB217), England.
10. Purohit D, Ahirwar AK, Sakarde A, et al. (2021), “COVID-19 and lung pathologies”, Hormone molecular biology and clinical investigation, 42(4), pp.435-443.
11. Quah P, Li A, Phua J, et al. (2020), “Mortality rates of patients with COVID-19 in the intensive care unit: a systematic review of the emerging literature”, Critical care (London, England), 24(1), pp.285.
12. Santos REA, da Silva MG, do Monte Silva MCB, et al. (2021), “Onset and duration of symptoms of loss of smell/taste in patients with COVID-19: A systematic review”, Am J Otolaryngol, 42(2), e102889.
13. Tang Y, Liu J, Zhang D, et al. (2020), “Cytokine Storm in COVID-19: The Current Evidence and Treatment Strategies”, Front Immunol, 11, e1708.
14. Who (2021), Viet Nam COVID-19 Situation Report 73, [cited 2022 Jan 10], Available from: URL:https://www.who.int/vietnam/internal-publications-detail/COVID-19-in-viet-namsituation-report-73.
15. Zhao Z, Chen A, Hou W, et al. (2020), “Prediction model and risk scores of ICU admission and mortality in COVID-19”, PLoS ONE, 15(7), e0236618.