ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN VI NẤM GÂY BỆNH TRÊN DA BẰNG PHƯƠNG PHÁP SOI TRỰC TIẾP VÀ NUÔI CẤY ĐỊNH DANH Ở BỆNH NHÂN ĐẾN XÉT NGHIỆM TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Nguyễn Thị Thảo Linh1,, Phan Hoàng Đạt1, Lê Thị Cẩm Ly1, Lê Nguyễn Uyên Phương1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nấm da là một bệnh thường gặp, tuy không gây tử vong nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định tỷ lệ nhiễm nấm da bằng phương pháp soi trực tiếp và nuôi cấy định danh (2) Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và yếu tố liên quan nhiễm nấm da. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 143 bệnh nhân nhiễm nấm da đến khám và xét nghiệm tìm nấm tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm nấm da xác định bằng phương pháp soi trực tiếp là 53,8%, bằng nuôi cấy là 55,9 %. Mức độ tương đồng giữa xét nghiệm soi trực tiếp với nuôi cấy cao, hệ số Kappa 95,8%. Loài nấm gây bệnh cao nhất là Candida albicans 16,1% và Candida tropicalis 13,3%, thấp nhất là Trichophyton mentagrophytes 0,7%. Triệu chứng lâm sàng phổ biến là ngứa 93,75%. Vị trí tổn thương thường gặp là mặt cổ 31,25% và thân mình 31,25%. Tổn thương da gồm sẩn da 60%, vảy da 50% và có ranh giới tổn thương giữa da lành và da bệnh 30%. Có mối liên quan giữa nhiễm nấm da và các yếu tố như ra nhiều mồ hôi, tình trạng da dầu, sống tập thể, dùng chung khăn và sử dụng thuốc Corticoid (p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ nhiễm nấm da phát hiện bằng phương pháp soi trực tiếp là 53,8%, nuôi cấy định danh là 55,9 %. Triệu chứng chính của nhiễm nấm là ngứa 93,75%, vị trí thường gặp ở mặt cổ và thân mình chiếm tỷ lệ lần lượt 31,25%. Có mối liên quan giữa nhiễm nấm da và các yếu tố như ra nhiều mồ hôi, tình trạng da dầu, sống tập thể, dùng chung khăn và sử dụng thuốc Corticoid (p<0,05).

Chi tiết bài viết

Author Biography

Nguyễn Thị Thảo Linh, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Phó Trưởng Bộ môn Ký sinh trùng

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thái Dũng. Nghiên cứu một số đặc điểm nhiễm nấm da và kết quả điều trị ở bệnh nhân tại Trung tâm Chống Phong - Da liễu tỉnh Nghệ An 2015 – 2016. Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương. 2017. 154.
2. Võ Thị Thanh Hiền, Nguyễn Thị Huyền Sương, Vũ Văn Thái, Đinh Thị Thanh Mai, Trịnh Văn Khương, Đỗ Thị Huỳnh. Thực trạng bệnh nấm da của bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Da liễu Thái Bình. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. Tập 515, Số đặc biệt, 304 – 311, https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/3707.
3. Cao Bích Ngọc, Phạm Thị Minh Phương. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nấm thân tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023. Tập 524, Số 1A, 38 –
47, https://doi.org/10.51298/vmj.v524i1A.4609.
4. Mahalakshmi R, Apoorva R, Joshua J. Dermatophytosis: clinical profile and association between sociodemographic factors and duration of infection. Int J Res Dermatol. 2017, Vol 3(2), 282-285, https://doi.org/10.18203/issn.2455-4529.IntJResDermatol20172212.
5. Rezaei-Matehkolaei A, Rafiei A, Makimura K, et al. Epidemiological Aspects of Dermatophytosis in Khuzestan, southwestern Iran, an Update. Mycopathologia. 2016, Vol 181, 547-553, https://DOI: 10.1007/s11046-016-9990-x.
6. Hà Mạnh Tuấn, Vũ Quang Huy, Trần Phủ Mạnh Siêu, Nguyễn Quang Minh Mẫn. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, dịch tễ trên bệnh nhân nhiễm nấm da tại Bệnh viện Da liễu TP. HCM. Y Học TP. Hồ Chí Minh. 2019. 23(3), 194 – 199, https://tapchiyhoctphcm.vn/articles/17044.
7. Phạm Văn Tuấn, Bùi Thị Vân, Vũ Hoàng Nhung, Đỗ Thị Nguyệt Hằng. Một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng trong bệnh nấm da thân tại Bệnh viện Da liễu Bắc Ninh. Tạp chí Y dược lâm sàng 108. 2021. 16(1), 43 – 47, https://doi.org/10.52389/ydls.v16i1.671.