ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, MÃ VẠCH DNA VÀ PHÂN TÍCH SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY TRÀM TRÀ-MELALEUCA ALTERNIFOLIA, MYRTACEAE

Dương Nguyên Xuân Lâm1,, Nguyễn Đỗ Lâm Điền 1
1 Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Cây Tràm trà được trồng ở nhiều nơi như Úc, châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á. Chiết xuất từ lá có tác dụng kháng khuẩn, trị bệnh ngoài da, trị mụn, côn trùng cắn, trị ho, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về loài này ở Việt Nam. Bài báo này nhằm bổ sung một vài thông tin để nhận diện loài này. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, mã vạch DNA để góp phần định danh loài Tràm trà và phân tích sơ bộ thành phần hóa học. Đối tượng và phương pháp: Cây Tràm trà tươi được thu thập tại Lâm Hà-Lâm Đồng, được phân tích, mô tả, chụp ảnh các đặc điểm hình thái, giải phẫu, bột lá. Phân tích trình tự gen trnH-psbA và khảo sát sơ bộ thành phần hóa học bằng phương pháp Ciuley có cải tiến. Kết quả: Loài Tràm trà được định danh dựa trên hình thái và trình tự gen trnH-psbA xác định tên khoa học là Melaleuca alternifolia (Maiden & Betche) Cheel có đặc điểm hình thái đặc trưng: Lá đơn, mọc cách, nhiều nhị dính thành 5 bó đối diện cánh hoa, 3 lá noãn, bầu trên; kèm dữ liệu giải phẫu: Sợi trụ bì, sợi libe, libe trong ở vi phẫu thân; một bó gỗ-libe ở vi phẫu lá; tinh thể calci oxalat hiện diện trong vi phẫu thân và lá. Bột lá đặc trưng là sợi và calci oxalat hình cầu gai. Thành phần hóa học của lá bao gồm: Tinh dầu, triterpenoid, flavonoid, saponin và tanin. Kết luận: Nghiên cứu góp phần cung cấp dữ liệu định danh loài Tràm trà ở Việt Nam là Melaleuca alternifolia (Maiden & Betche) Cheel, Myrtaceae, cung cấp dữ liệu đặc điểm giải phẫu thân, lá và thành phần hóa học có trong lá. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam. NXB Y học. 2012. 1038-1039. Tập 2.
2. Shah G. and Baghel U.S.. Pharmacognostic standardization of the leaf of Melaleuca alternifolia (Maiden & Betche) Cheel. African Journal of Traditional, Complementary and Alternative Medicines. 2017. 14(3), 1-11, doi:10.21010/ajtcam.v14i3.
3. Noumi E., Mejdi S., Hajlaoui H., Najla Tr., Riadh K. et al. Chemical composition, antioxidant and antifungal potential of Melaleuca alternifolia (Tea Tree) and Eucalyptus globulus essential oils against oral Candida species. Journal of Medicinal Plants Research. 2011. 5(17), 4147-4156, doi: 10.3390/plants11040558.
4. Puvača N., Čabarkapa I., Petrović A., Bursic V., Prodanovic R. et al.. Tea tree (Melaleuca alternifolia) and its essential oil: antimicrobial, antioxidant and acaricidal effects in poultry production. World's Poultry Science Journal. 2019. 75(2), 235-246, doi:10.1017/S0043933919000229.
5. Sankara M., Sidde L., Konapalli R., Mahalakshmi S. and Sushima S.. A total survey on leaves of Melaleuca alternifolia (tea tree oil). World Journal of Current Medical and Pharmaceutical Research. 2020. 2(4), 271-279, doi:10.37022/wjcmpr.vi.152.
6. Brophy J.J., Craven L.A., Doran J.C.. Melaleucas: their botany, essential oils and uses. Australian Centre for International Agricultural Research. 2013. 74.
7. Joey S., Edgar B.L., John T.B., Susan B.F., Wusheng L. et al. The tortoise and the hare II: Relative utility of 21 noncoding chloroplast DNA sequences for phylogenetic analysis. American Journal of Botany. 2005. 92(1), 142–166, doi: 10.3732/ajb.92.1.142.