NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TIÊM CORTICOID NGOÀI MÀNG CỨNG TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2020-2022

Võ Phạm Thùy Linh1,, Nguyễn Trung Kiên1, Nguyễn Thị Như Trúc 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là nguyên nhân thường gặp gây đau lưng. Có tới 85% bệnh nhân có thể điều trị khỏi bằng phương pháp bảo tồn, trong đó tiêm giảm đau ngoài màng cứng có vai trò quan trọng. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp tiêm corticoid ngoài màng cứng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, can thiệp trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng điều trị bằng phương pháp tiêm corticoid ngoài màng cứng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2020-2022. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 63,44 ± 12,86; tỉ lệ nam/nữ là 0,59; chủ yếu ở nhóm lao động nặng; khởi phát sau mang vác vật nặng hoặc thực hiện động tác sai tư thế. Đau là triệu chứng thường gặp; 57,6% có rối loạn vận động; 81,4% có rối loạn cảm giác; 72,9% có rối loạn phản xạ gân gối; 86,4% có rối loạn phản xạ gân gót và 13,5% có teo cơ. Dấu hiệu Lasègue dương tính 78%. Đánh giá kết quả điều trị chung theo Macnab sau 6 tháng, kết quả tốt và khá chiếm 69,5%; kết quả kém là 18,6%. Kết luận: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chủ yếu ở đối tượng lao động nặng với đau là triệu chứng thường gặp. Điều trị đau bằng phương pháp tiêm corticoid ngoài màng cứng mang lại hiệu quả cao, kéo dài và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Thúy Linh, Nguyễn Việt Trung và cộng sự (2019), “Tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng của liệu pháp tiêm methylprednisolon ngoài màng cứng: kết quả theo dõi dọc 104 bệnh nhân”, Tạp chí Thần kinh học Việt Nam, số 2, tr.62-70.
2. Huỳnh Văn Đông (2018), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ, một số yếu tố nguy cơ và kết quả điều trị bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp tiêm corticoid ngoài màng cứng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 20172018”, Luận văn Chuyên khoa II, Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Vi Thị Hải (2014), “Đánh giá hiệu quả tiêm ngoài màng cứng qua khe liên đốt L4-L5 bằng Hydrocortisone acetat trong điều trị đau dây thần kinh toạ do thoát vị đĩa đệm”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Hòa (2013), “Đánh giá hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng của phác đồ tiêm ngoài màng cứng methylprednisolon kết hợp với uống cyclosporine A”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Y Thái Bình.
5. Phạm Thị Thương Huyền (2011), “Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Y Dược Thái Nguyên.
6. Nguyễn Thị Khánh, Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Thị Thu Dung và cộng sự (2019), “Đánh giá hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp tiêm ngoài màng cứng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên”, Tạp chí Thần kinh học Việt Nam, số 2-2019, tr.71-78.
7. Hồ Thị Nhung (2020), “Nhận xét đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng”, Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học Y Hà Nội.
8. Cao Hoàng Tâm Phúc (2011), “Đánh giá hiệu quả điều trị kết hợp tiêm Hydrocortison ngoài màng cứng trong phục hồi chức năng cho bệnh nhân đau thần kinh toạ do thoát vị đĩa đệm”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Y Hà Nội.
9. Trần Thị Bích Thảo (2015), “Nghiên cứu tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng của phương pháp tiêm ngoài màng cứng kỹ thuật hai kim”, Tạp chí Y Dược học Quân sự, Tháng 2, tr.49-56.
10. Trần Ngọc Thụy (2016), “Kết quả điều trị bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp nội khoa kết hợp tiêm hydrocortison ngoài màng cứng”, Luận văn Bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
11. Kenneth P Botwin, Robert D Gruber, Constantine G Bouchlas, et al. (2002), “Fluoroscopically guided lumbar transformational epidural steroid injections in degenerative lumbar stenosis: an outcome study”, American journal of physical medicine & rehabilitation, 81(12), pp.898-905.
12. Babita Ghai, Kaivalya Sadashiv Vadaje, Jyotsna Wig, et al. (2013), “Lateral parasagittal versus midline interlaminar lumbar epidural steroid injection for management of low back pain with lumbosacral radicular pain: a double-blind, randomized study”, Anesthesia & Analgesia, 117(1) pp.219-227.
13. Anil Juyal, Ruchi Juyal, Vijendra D Chauhan, Gaurav Chopra, et al. (2013), “Epidural Steroid Injection in Lumbar Disc Herniation”, Indian Medical Gazette - March 2013, pp.107-110.
Manchikanti Laxmaiah, Ricardo M Buenaventura, Kavita N Manchikanti, et al. (2012), “Effectiveness of therapeutic lumbar transforaminal epidural steroid injections in managing lumbar spinal pain”, Database of Abstracts of Reviews of Effects (DARE): Quality-assessed Reviews.