NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ TÁC NHÂN VI SINH GÂY TIÊU CHẢY CẤP CÓ MẤT NƯỚC Ở TRẺ TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ

Trần Quang Khải1, Trần Thị Huỳnh Như1, Trần Văn Vi1, Ngô Đắc Tuấn1, Nguyễn Thị Hương Trà1, Nguyễn Thị Cẩm Tiên, Nguyễn Hoàng Tuấn Hưng1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tiêu chảy cấp có mất nước là một bệnh nặng ở trẻ em, có thể gây giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn điện giải, nhiễm trùng dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. Real-time PCR là kỹ thuật hiện đại có độ nhạy và độ đặc hiệu cao giúp phát hiện nhanh và chính xác tác nhân gây bệnh có ích trong chẩn đoán và điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ tiêu chảy cấp có mất nước tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ; và (2) xác định tỷ lệ các tác nhân vi sinh gây bệnh bằng Real-time PCR. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo loạt ca trên 47 trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi được chẩn đoán tiêu chảy cấp có mất nước tại khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ tháng 11/2022 đến tháng 8/2023. Kết quả: Tiêu chảy cấp có mất nước thường gặp ở trẻ <24 tháng tuổi (87,2%) và trẻ nam (68,1%). Triệu chứng lâm sàng thường gặp là nôn (89,4%), sốt (78,7%), tiêu phân lỏng tóe nước (66,0%). 53,5% trường hợp có số lượng bạch cầu >10G/L. Trẻ có nồng độ natri máu <135 mmol/L chiếm tỷ lệ 26,1%, trẻ có nồng độ kali máu <3,5 mmol/L chiếm tỷ lệ 17,4%. Kết quả Real-time PCR dương tính ở 91,6% trường hợp. Tác nhân phổ biến nhất là Rotavirus (47,2%), kế đến là Salmonella, Shigella spp., Vibrio Cholerae, EPEC. Kết luận: Tiêu chảy cấp có mất nước thường gặp ở trẻ nhỏ với triệu chứng thường gặp là nôn, sốt cùng với số lượng thấy bạch cầu tăng, rối loạn điện giải thường gặp là hạ natri máu, kali máu. Tác nhân vi sinh đa phần là do Rotavirus do đó cần phòng bệnh tác nhân này như chủng ngừa vắc xin Rotavirus đầy đủ. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Farthing M, Salam MA, Lindberg G, Dite P, Khalif I, Salazar-Lindo E, Ramakrishna BS, Goh K-L, Thomson A, Khan AG. Acute diarrhea in adults and children: a global perspective. Journal of clinical gastroenterology. 2013. 47(1), 12-20, doi: 10.1097/MCG.0b013e31826df662.
2. Khuffash FA, Sethi SK, Shaltout AA. Acute gastroenteritis: clinical features according to etiologic agents. Clinical pediatrics.1988. 27(8), 365-368, doi: 10.1177/000992288802700802.
3. NT O. Researching rotavirus acute diarrhea in children under 5 years old at Department infection in Can Tho Children's Hospital. Graduation Thesis of MD, Can Tho University of Medicine and Pharmacy. 2012.
4. WHO D. The treatment of diarrhoea: a manual for physicians and other senior health workers. WHO Library Cataloguing in Publication Data. 2005.
5. Hasan H, Nasirudeen NA, Ruzlan MAF, Mohd Jamil MA, Ismail NAS, Wahab AA, Ali A. Acute infectious gastroenteritis: The causative agents, omics-based detection of antigens and novel biomarkers. Children. 2021. 8(12), 1112, doi: https://doi.org/10.3390/children8121112
6. Anh HN, Ha DTT, Nghiem LT. Clinical and Laboratory Characteristics of Children Hospitalized with Diarrhea at Vietnam National Children's Hospital. Journal of Pediatric Research and Practice. 2020. 4(3), 35-40.
7. Thảo PVP. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Huế. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế. 2021. 1(11), 24-29, doi: https://doi.org/10.58490/ctump.2023i57.595.
8. Thảo NTN, Lý TC, Quỳnh NTX, Duyên NTB, Tuấn HN. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị tiêu chảy cấp mất nước ở trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2021-2022. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023. (57), 57-64, doi: https://www.doi.org/10.34071/jmp.2021.1.3.
9. Nhã PT, Hòa VT. Kết quả chăm sóc, điều trị bệnh nhi tiêu chảy cấp dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan tại khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2020-2021. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2022. (48), 54-62, doi: https://doi.org/10.58490/ctump.2022i48.108.
10. Guarino A, Vecchio AL, Dias JA, Berkley JA, Boey C, Bruzzese D, Cohen MB, Cruchet S, Liguoro I, Salazar-Lindo E. Universal recommendations for the management of acute diarrhea in nonmalnourished children. Journal of pediatric gastroenterology and nutrition. 2018. 67(5), 586, doi: 10.1097/MPG.0000000000002053.
11. Chang H, Guo J, Wei Z, Huang Z, Wang C, Qiu Y, Xu X, Zeng M. Aetiology of acute diarrhoea in children in Shanghai, 2015-2018. PLoS One. 2021. 16(4), e0249888, doi: https://doi.org/10.1371/journal.pone.0249888.
12. Huyen DTT, Hong DT, Trung NT, Hoa TTN, Oanh NK, Thang HV, Thao NTT, Iijima M, Fox K, Grabovac V. Epidemiology of acute diarrhea caused by rotavirus in sentinel surveillance sites of Vietnam, 2012–2015. Vaccine. 2018. 36(51), 7894-7900, doi: https://doi.org/10.1016/j.vaccine.2018.05.008.
13. Van Chuc D, Linh DP, Linh DV, Van Linh P. Clinical Epidemiology Features and Risk Factors for Acute Diarrhea Caused by Rotavirus A in Vietnamese Children. International Journal of Pediatrics. 2023. Doi: https://doi.org/10.1155/2023/4628858.
14. Nguyen TV, Le Van P, Le Huy C, Weintraub A. Diarrhea caused by rotavirus in children less than 5 years of age in Hanoi, Vietnam. Journal of Clinical Microbiology. 2004. 42(12), 5745-5750, doi: https://doi.org/10.1128/jcm.42.12.5745-5750.2004.
15. Lopez AL, Dutta S, Qadri F, Sovann L, Pandey BD, Hamzah WMB, Memon I, Iamsirithaworn S, Dang DA, Chowdhury F. Cholera in selected countries in Asia. Vaccine. 2020. 38, A18-A24, doi: https://doi.org/10.1016/j.vaccine.2019.07.035.