NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH HỌC VÀ MỐI LIÊN QUAN ĐẾN MỨC ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CÓ HẸP ĐỘNG MẠCH CẢNH ĐOẠN NGOÀI SỌ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ S.I.S CẦN THƠ NĂM 2022-2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nhồi máu não đã và đang trở thành vấn đề y tế quan trọng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nhóm các bệnh nhân nhồi máu não có hẹp động mạch cảnh đoạn ngoài sọ vẫn chưa được nghiên cứu nhiều, mặc dù tỷ lệ tương đối phổ biến. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và khảo sát mối liên quan đến mức độ nặng của bệnh nhân nhồi máu não có hẹp động mạch cảnh đoạn ngoài sọ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 30 bệnh nhân nhồi máu não có hẹp động mạch cảnh ngoài sọ trên 18 tuổi nhập viện và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 64,4 ± 16,1, nam giới chiếm 56,7%. Tiền sử tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chiếm đa số với 96,3%. Tất cả triệu chứng đều xuất hiện đột ngột (100%), trong đó, thường gặp nhất là yếu liệt nửa người (80%) và rối loạn ngôn ngữ (73,3%). Chỉ 13,3% bệnh nhân có ổ nhồi máu cũ trên phim CT, đa số tổn thương động mạch não giữa (43,3%) và nhiều ổ nhồi máu (90%). Phân nhóm bệnh nhân theo thang NIHSS phần lớn là trung bình (46,7%) và nặng (36,7%). Có mối liên quan giữa kết cục theo mRS và phân nhóm NIHSS lúc nhập viện, sự khác biệt có ý nghĩa thông kê (p=0,002). Kết luận: Các bệnh nhân nhồi máu não có hẹp động mạch cảnh đoạn ngoài sọ có các đặc điểm điển hình như xuất hiện đột ngột, yếu liệt nửa người và rối loạn ngôn ngữ. Hình ảnh trên cắt lớp vi tính chủ yếu là ổ nhồi máu lần đầu, ở nhiều vị trí từ một nhánh động mạch não chính. Đánh giá bằng thang NIHSS cho phần lớn hết bệnh nhân có mức độ trung bình và nặng. Có mối liên quan giữa mức độ nặng theo thang điểm NIHSS lúc nhập viện và kết cục theo mRS.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhồi máu não, hẹp động mạch cảnh đoạn ngoài sọ, NIHSS, mRS
Tài liệu tham khảo
2. Haverich A., Boyle E.C. Atherosclerosis Risk Factors. Atherosclerosis Pathogenesis and Microvascular Dysfunction. Springer. 2019. 9-45.
3. Murphy S.J., Werring D.J. Stroke: causes and clinical features. Medicine (Abingdon). 2020. 48(9), 561-566. https://doi.org/10.1016/j.mpmed.2020.06.002
4. Chung J.W., Park S.H., Kim N., Kim W.J., Park J.H., et al. Trial of ORG 10172 in Acute Stroke Treatment (TOAST) classification and vascular territory of ischemic stroke lesions diagnosed by diffusion-weighted imaging. J Am Heart Assoc. 2014. 3(4):e001119, 1-8. https://doi.org/10.1161/JAHA.114.001119
5. Nguyễn Công Hoan. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học của nhồi máu não do xơ vữa hệ động mạch cảnh. Tạp chí Thần kinh học Việt Nam. 2014. 8, 17-22.
6. Nguyễn Bá Thắng, Lê Văn Thành. Đặc điểm hình ảnh học nhu mô não trên 121 bệnh nhân nhồi máu não tắc động mạch cảnh trong. Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh. 2014. 18(4), 120124. 7. Nguyễn Hạnh Ngân, Nguyễn Trọng Hưng. Lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân nhồi máu não cấp có hẹp động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023. 522(1), 37-41.
8. Lyden P. Using the National Institutes of Health Stroke Scale: A Cautionary Tale. Stroke. 2017. 48(2), 513-519. https://doi.org/10.1161/STROKEAHA.116.015434
9. Boehme A.K., Esenwa C., Elkind M.S. Stroke Risk Factors, Genetics, and Prevention. Circ
Res. 2017. 120(3), 472-495. https://doi.org/10.1161/CIRCRESAHA.116.308398
10. Fekadu G., Chelkeba L., Kebede A. Risk factors, clinical presentations and predictors of stroke among adult patients admitted to stroke unit of Jimma university medical center, south west Ethiopia: prospective observational study. BMC Neurol. 2019. 19(1):187, 1-11. https://doi.org/10.1186/s12883-019-1409-0
11. Sun W., Li G., Zeng X., Lai Z., Wang M., et al. Clinical and Imaging Characteristics of Cerebral Infarction in Patients with Nonvalvular Atrial Fibrillation Combined with Cerebral Artery Stenosis. J Atheroscler Thromb. 2018. 25(8), 720-732. https://doi.org/10.5551/jat.43240
12. Musuka T.D., Wilton S.B., Traboulsi M., Hill M.D. Diagnosis and management of acute ischemic stroke: speed is critical. CMAJ. 2015. 187(12), 887-93. https://doi.org/10.1503/cmaj.140355
13. Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Văn Đàn. Đặc điểm hình ảnh tổn thương động mạch cảnh trong và hệ động mạch sống nền trên cắt lớp vi tính 64 dãy ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. 517(2), 140-144.
14. Nguyễn Bá Thắng, Vũ Anh Nhị. Tiên đoán hồi phục chức năng trong nhồi máu động mạch não giữa: khảo sát tiền cứu 149 trường hợp. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2007. 11(1), 314-319.
15. Adams H.P. Jr, Davis P.H., Leira E.C., Chang K.C., Bendixen B.H., et al. Baseline NIH Stroke
Scale score strongly predicts outcome after stroke: A report of the Trial of Org 10172 in Acute Stroke Treatment (TOAST). Neurology. 1999. 53(1), 126-131. https://doi.org/10.1212/wnl.53.1.126.