NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG THOÁI HÓA KHỚP GỐI Ở BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA TỪ 40 – 70 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2022 - 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tỷ lệ thoái hóa khớp gối ở bệnh nhân trên 40 tuổi có hội chứng chuyển hóa ngày càng cao, người mắc hội chứng chuyển hóa có nguy cơ thoái hóa khớp gối cao gấp đôi so với người bình thường, phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp quá trình thoái hóa khớp chậm lại. Mục tiêu nghiên cứu: 1). Mô tả đặc điểm thoái hóa khớp gối ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa từ 40-70 tuổi ; 2). Xác định một số yếu tố liên quan giữa thoái hóa khớp gối với các thành phần của hội chứng chuyển hóa và 3). Đánh giá kết quả điều trị thoái hóa khớp gối bằng diacerein. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế mô tả cắt ngang có phân tích trên 147 bệnh nhân được chẩn đoán thoái hóa khớp gối có hội chứng chuyển hóa từ 40-70 tuổi tại phòng khám ngoại trú khớp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 8/2022 đến tháng 6/2023. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân thoái hóa khớp gối có hội chứng chuyển hóa ở nam chiếm 18,37%, nữ chiếm 81,63%, tuổi 4049 chiếm 12,2%, tuổi 50-59 chiếm 31,2%, tuổi 60-70 chiếm 55,8%. Glucose máu lúc đói, cao huyết áp có mối liên quan chặt chẽ đến mức độ thoái hóa khớp gối. Sau điều trị 3 tháng, thang điểm đau WAS giảm là 4,24±1,25 điểm, WOMAC chung giảm 26,12±2,56 điểm, gấp gối tốt tăng lên 46%, duỗi gối tốt tăng lên 64%. Kết luận: Nữ giới mắc thoái hóa khớp gối cao hơn nam giới đặc biệt là nhóm tuổi 60-70. Glucose, cao huyết áp có mối liên quan chặt chẽ đến mức độ thoái hóa khớp gối, diacerein có tác dụng giảm đau và cải thiện chức năng khớp gối.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thoái hóa khớp gối, hội chứng chuyển hóa, thuốc diacerein (ROHCEREIN)
Tài liệu tham khảo
2. Mora Juan C. Knee osteoarthritis: pathophysiology and current treatment modalities. J Pain Res, 2018, 2189-2196. doi: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30323653/.
3. Puenpatom RA., Victor TW.. Increased Prevalence of Metabolic Syndrome in Individuals with Osteoarthritis: An Analysis of NHANES III Data. Postgraduate Medecine, 2009, 9-20. doi: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19940413/.
4. Dahaghin S, Bierma Sm, et al. Do metabolic factor add to the effect of overweight on hand osteoarthritic? The Rotterdam Study. Ann Rheum Dis, 2007, 916-920. doi: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1955104/.
5. Nguyễn Thị Thanh Phượng. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, siêu âm và cộng hưởng từ khớp gối ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2019.
6. Nguyễn Thị Thanh Mai. Khảo sát nồng độ IL-1β huyết tương ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát mắc hội chứng chuyển hóa, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2019.
7. Lê Na. Nhận xét tình trạng thoái hoá khớp gối ở người có hội chứng chuyển hoá từ 40 đến 70 tuổi tại khoa khám bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2012.
8. Trịnh Thị Nga. Nghiên cứu tác dụng của diacerein trong điều trị thoái hóa khớp gối ngyên phát, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2018.
9. Niu J, Clancy M, Aliabadi P., et al. Metabolic Syndrome, Its Components, and Knee Osteoarthritis: The Framingham Osteoarthritis Study. Arthritis&rheumatology, 2017, 69(6), 1194-1203. doi: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28257604/.
10. Louthrenoo W., et al. The efficacy, safety and carry-over effect of diacerein in the treatment of painful knee osteoarthritis: a randomised, double-blind, CVKS-controlled study. OsteoArthritis and Cartilage, 2007, 15, 605-614. doi: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17448700/.