ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG SAI KHỚP CẮN LOẠI I ANGLE ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ CHỈNH HÌNH KHÔNG NHỔ RĂNG TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2020-2022

Châu Hồng Diễm1,, Lê Nguyên Lâm 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Sai khớp cắn là tình trạng phổ biến trong dân số, đặc biệt là sai khớp cắn loại I Angle. Nó ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Chỉnh hình răng mặt để điều trị sai khớp cắn là cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề có nhổ răng hay không luôn có nhiều tranh cãi. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng sai khớp cắn loại I Angle được điều trị chỉnh hình không nhổ răng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 33 bệnh nhân ≥ 15 tuổi đã được chẩn đoán sai khớp cắn loại I Angle và chen chúc răng ≤ 9mm được chỉ định điều trị chỉnh hình không nhổ răng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đặc điểm lâm sàng, chỉ số PAR (Peer Assessment Rating), X-quang được thu thập. Số liệu được nhập và xử lí bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Qua nghiên cứu chúng tôi ghi nhận được bệnh nhân là nữ giới chiếm 75,8%, lí do đến khám chủ yếu là thẩm mĩ 72,7%, đa số bệnh nhân có nét mặt hài hòa. Phân tích mẫu hàm, ghi nhận PAR là 14,45 ± 5,23 điểm, sai lệch mức độ nhẹ chiếm ưu thế với 63,6%. Phim đo sọ nghiêng cho thấy bệnh nhân có xương hàm trên và xương hàm dưới ở vị trí bình thường, tương quan xương loại I ANB 2,58 ± 2,02 (0), có xương hàm dưới góc đóng SN-GoGn 29,31 ± 5,75 (0) (p < 0,05), nhô răng cửa trên và dưới U1-SN: 25,42 ± 5,98 (0),  6,14 ± 2,16 (mm) và L1-NB: 27,47 ± 6,58 (0), 7,06 ± 2,67 (mm) (p < 0,05), góc răng cửa nhọn U1L1 124,52 ± 9,21 (0) (p < 0,001). Độ nhô của môi trên, môi dưới so với đường thẩm mỹ E nằm trong giá trị bình thường. Kết luận: Thẩm mĩ ngày càng được chú trọng. Chỉnh hình không nhổ răng được chỉ định cho những trường hợp sai khớp cắn nhẹ và có khuôn mặt tương đối hài hòa.    

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Tuấn Anh (2017), “Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, chỉ số đầu – mặt ở một nhóm người Việt độ tuổi từ 18-25 có khớp cắn binh thường và khuôn mặt hài hòa”, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Mỹ Huyền (2018), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị sai lệch khớp cắn loại I Angle ở sinh viên Răng Hàm Mặt trường Đại học Y Dược Cần Thơ”, Luận văn bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Trương Thị Bích Ngân (2021), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X-quang sai khớp cắn loại I
Angle và đánh giá hiệu quả gia tốc di chuyển răng nanh hàm trên có kết hợp huyết tương giàu tiểu cầu tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2019-2021”, Luận văn bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2015), “Nghiên cứu sự thay đổi hình thái mô cứng, mô mềm của khuôn mặt sau điều trị chỉnh răng lệch lạc khớp cắn Angle I, vẩu xương ổ răng hai hàm có nhổ răng”, Luận án tiến sĩ Y Học, Đại học Y Hà Nội.
5. Trần Tiểu Trang (2019), “Ảnh hưởng của quyết định nhổ răng trên sự thay đổi răng, xương, mô mềm ở người trưởng thành sai khớp cắn Angle I”, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
6. Lê Bích Vân (2011), “Đánh giá kết quả điều trị lệch lệch lạc khớp cắn loại I theo Angle bằng khí cụ cố định”, Luận án tiến sĩ Y Học, Học viện quân Y.
7. Aldosari M. N., Hammad Z. A. Al, et al. (2019), “Malocclusion in Saudi Arabia: A scoping review”, International Journal of Applied Dental Sciences, 5(1), pp.37-41.
8. Gudipaneni R. K., Aldahmeshi R. F. (2018), “The prevalence of malocclusion and the need for orthodontic treatment among adolescents in the northern border region of Saudi Arabia: an epidemiological study”, BMC Oral Health, 18, pp.16.
9. Konstantonis D. (2012), “The impact of extraction vs nonextraction treatment on soft tissue changes in Class I borderline malocclusions”, Angle Orthod, 82(2), pp.209-217.
10. Sundareswaran S., Kizhakool P. (2019), “Prevalence and gender distribution of malocclusion among 13-15-year-old adolescents of Kerala, South India”, Indian J Dent Res, 30(3), pp.455-461.
11. Tran Tuan Anh (2016), “Cephalometric norms for the Vietnamese population”, APOS Trends Orthod, 6(4), pp.200-204.