ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG KIỂM SOÁT LIPID HUYẾT CỦA CAO CHIẾT ETHANOL LÁ CÂY MẬT GẤU NAM TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT NHẮT TRẮNG TĂNG LIPID HUYẾT BẰNG TYLOXAPOL

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh1, Cao Thị Tài Nguyên2, Mai Huỳnh Như3,
1 Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mật gấu nam (Vernonia amygdalina Asteraceae), là một loại cây được trồng phổ biến ở Việt Nam. Cây Mật gấu nam có tác dụng chống oxy hóa, hạ đường huyết, hạ lipid huyết,… Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá độc tính cấp và tác dụng giảm rối loạn lipid huyết của cao chiết lá Mật gấu nam trên mô hình chuột nhắt trắng gây tăng lipid huyết bằng tyloxapol. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cao chiết ethanol lá Mật gấu nam. Độc tính cấp được tiến hành dựa theo tài liệu: “Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, số 141/QĐ-K2ĐT ngày 27/10/2015 của Bộ Y Tế năm 2015”. Chuột được gây tăng lipid huyết bằng cách tiêm phúc mô một liều duy nhất tyloxapol (400 mg/kg). Kết quả: Với liều 15 g/kg trọng lượng chuột, cao chiết lá Mật gấu nam không thể hiện độc tính cấp đường uống. Thêm vào đó, những chuột được uống cao chiết lá cây Mật gấu nam với liều 500 mg/kg, 1500 mg/kg và atorvastatin liều 60 mg/kg thể trọng chuột cho thấy sự giảm đáng kể nồng độ triglycerid (p < 0,05) nhưng không giảm nồng độ cholesterol toàn phần (p > 0,05) trong huyết tương chuột khi so sánh với nhóm chứng. Kết luận: Cao chiết lá Mật gấu nam không gây độc tính cấp đường uống. Nghiên cứu này cho thấy, cao chiết lá Mật gấu nam có tác dụng hạ triglycerid ở liều 500 mg/kg và 1500 mg/kg so với nhóm chứng bệnh (p < 0,05). Trong khi đó, liều 250 mg/kg không có tác dụng hạ triglycerid ở mô hình chuột gây tăng lipid máu cấp bằng tyloxapol với liều 400 mg/kg.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyen T. X. T., Dang D. L., Ngo V. Q., Trinh T. C., Trinh Q. N., et al. Anti-inflammatory activity of a new compound from Vernonia amygdalina. Nat Prod Res. 2021. 35(23), 5160-5165 , https://doi.org/10.1080/14786419.2020.1788556.
2. Asante D. B., Effah-Yeboah E., Barnes P.,Abban H. A., Ameyaw E. O., et al. Antidiabetic Effect of Young and Old Ethanolic Leaf Extracts of Vernonia amygdalina: A Comparative Study. J Diabetes Res. 2016. 2016, 1-13, doi: 10.1155/2016/8252741.
3. Nguyễn Kim Phi Phụng. Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ. Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 2017. 22-54.
4. Bộ Y tế. Quyết định số 141/QĐ-K2ĐT ngày 27/10/2015 - Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. 2015.
5. Chung Thị Mỹ Duyên, Nguyễn Thị Thu Hương. Tác dụng hạ lipid máu của chế phẩm Xích linh chi trên mô hình gây tăng lipid máu nội sinh bằng Tyloxapol (Triton WR-1339). Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2014. 18(1), 62-68.
6. Nguyễn Thanh Tuấn, Nguyễn Thị Sơn, Trần Kim Trang. Tác dụng điều hòa lipid máu của viên nang cứng Ngưu tất – Đan sâm – Tam thất trên mô hình gây tăng lipid máu nội sinh bằng Tyloxapol (Triton WR-1339). Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2019. 23(4), 256-260.
7. Trần Lý Minh Châu, Hoàng Thị Phương Liên. Khảo sát độc tính cấp và tác dụng hạ lipid máu của cao chiết lá cây lá đắng (Vernonia amygdalina Del., Asteraceae) . TNU Journal of Science and Technology. 2021. 226(10), 71-75.
8. Bihonegn T., Giday M., Yimer G.,Animut A., Sisay M. Antimalarial activity of hydromethanolic extract and its solvent fractions of Vernonia amygdalina leaves in mice infected with Plasmodium berghei. Sage Journals. 2019. 7, 1-10. https://doi.org/10.1177/2050312119849766.
9. Kiều Xuân Thy, Bùi Phạm Minh Mẫn, Nguyễn Văn Đàn, Bùi Chí Bảo, Trịnh Thị Diệu Thường. Tác động lên trọng lượng và đường huyết của chuột bị đái tháo đường của cao nước lá Mật gấu thu thập tại tình Sóc Trăng. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2019. 23(4), 179-184.