NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BỆNH NHÂN UNG THƯ KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA UNG BƯỚU BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÀ MAU NĂM 2022-2023

Châu Tấn Đạt1,, Lê Thanh Vũ2
1 Bệnh viện đa khoa Cà Mau
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh ung thư ngày càng gia tăng và trở thành mối lo ngại của nhiều người. Nghiên cứu tình hình bệnh nhân ung thư khám và điều trị tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần giảm tỷ lệ tử vong và nâng cao sức khỏe người dân. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ các loại ung thư, giai đoạn bệnh, phương pháp điều trị và yếu tố liên quan đến điều trị muộn ung thư tại Khoa Ung bướu Bệnh viện Đa khoa Cà Mau năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân ung thư được nhập viện điều trị nội trú tại Khoa Ung bướu Bệnh viện Đa khoa Cà Mau từ tháng 07/2022 đến tháng 06/2023. Nghiên cứu mô tả tiến cứu. Cỡ mẫu nghiên cứu là 1.233 bệnh nhân, sử dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ. Kết quả: Loại ung thư phổ biến ở cả 2 giới là đại trực tràng (20,11%); vú (19,55%); phổi (9,81%); gan (9,16%); tuyến giáp (7,70%); dạ dày (6,08%). Ung thư giai đoạn III-IV chiếm tỷ lệ 69,83%. Phương pháp điều trị đơn trị liệu là chiếm đa số (57,91%). Có 7 yếu tố dự báo độc lập điều trị muộn ung thư gồm: Quan niệm đúng về bệnh ung thư; Có kiến thức về bệnh ung thư. Giới tính nam; Học vấn ≤THPT; Lo lắng, sợ hãi; Trì hoãn điều trị của bệnh nhân; Chẩn đoán muộn của cơ sở y tế. Kết luận: Các loại ung thư thường gặp nhất tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau là: Đại trực tràng, ung thư vú; phổi; gan; tuyến giáp. Ung thư muộn (giai đoạn III-IV) khá cao. Phương pháp điều trị đơn trị liệu là chiếm đa số. Hai yếu tố trì hoãn điều trị của bệnh nhân và chẩn đoán muộn của cơ sở y tế có ảnh hưởng lớn nhất đến điều trị muộn ung thư.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung bướu ban hành kèm theo Quyết định số 1514/QĐ-BYT ngày 01 tháng 04 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 2020.
2. The International Agency for Research on Cancer. Globocan 2020. 2021.
3. Tô Minh Nghị, Châu Tấn Đạt, Lâm Thanh Hoa, Võ Huỳnh Như. Kết quả ghi nhận ung thư quần thể tại Cà Mau giai đoạn 2010 - 2013. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh. 2016.
4. Bộ Y tế. Hướng dẫn sử dụng Bảng phân loại thống kê Quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan phiên bản lần thứ 10 (ICD-10), Tập 1. Nhà xuất bản Y học. 2015. 37.
5. American Joint Committee on Cancer. Cancer Staging Systems. 2022. https://www.facs.org/quality-programs/cancer-programs/american-joint-committee-oncancer/cancer-staging-systems/.
6. Nguyễn Thị Ngọc Hà, Bùi Vinh Quang, Nguyễn Công Bình, cộng sự. Mô hình bệnh ung thư của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội giai đoạn 2017-2019. Tạp chí y học Việt Nam. 519, 242-250.
7. Tabaczynski A., Strom D.A., Wong J.N., et al. Demographic, medical, social-cognitive, and environmental correlates of meeting independent and combined physical activity guidelines in kidney cancer survivors. Support Care Cancer. 28, 43-54, https://doi.org/10.1007/s00520-01904752-x.
8. Nguyễn Văn Quy. Thực trạng bệnh nhân ung thư điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu Cần Thơ giai đoạn 2014-2016. Tạp chí ung thư học Việt Nam. 2018, 3, 17-23.
9. Bùi Diệu Nguyễn Thị Hoài Nga, Phạm Quang Huy,. Nhận xét cơ cấu bệnh nhân điều trị tại bệnh viện K giai đoạn 2009-2013. Tạp chí ung thư học Việt Nam. 2015. 1, 14-28.
10. Nguyễn Mạnh Tuấn và cộng sự. Thực trạng bệnh nhân ung thư đến khám và điều trị tại bệnh viên đa khoa Trung Ương Thái Nguyên năm 2013- 2014. Tạp chí Ung thư học Việt Nam. 2016, 5, 86- 90.
11. Phạm Xuân Dũng Đặng Huy Quốc Thịnh, Bùi Đức Tùng. Tình hình bệnh nhân ung thư các tỉnh đến khám và điều trị tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 20 năm từ 1996-2015. Tạp chí Ung thư học Việt Nam. 2019. 5, 15-22.
12. Trần Văn Thuấn và cộng sự. Khảo sát giai đoạn bệnh ở người bệnh ung thư đến khám và điều trị tại một số cơ sở chuyên khoa ung bướu năm 2014. Tạp chí ung thư học Việt Nam. 2018. 5, 174-178.
13. Ngô Thị Tính và cộng sự. Cơ cấu bệnh nhân đến khám và điều trị tại Trung tâm Ung bướu Thái Nguyên 5 năm, giai đoạn 2012 - 2016. Tạp chí Ung thư học Việt Nam. 2017. 4, 41-45.
14. Muthu J., Muthanandam S. Exploring the reasons behind delayed presentation of oral cancers: Preliminary means to increase the chances of survival. Cancer Res Stat Treat. 2022. 5, 366-367, https://doi.org/10.4103/crst.crst_148_22.
15. Afaya A., Ramazanu S., Bolarinwa O.A., et al. Health system barriers influencing timely breast cancer diagnosis and treatment among women in low and middle-income Asian countries: evidence from a mixed-methods systematic review. BMC Health Services Research. 2022. 22, 1601-1617. doi:https://doi.org/10.1186/s12913-022-08927-x.
16. Unger-Saldana K., Ventosa-Santaularia D., Miranda A., et al. Barriers and explanatory mechanisms of delays in the patient and diagnosis intervals of care for breast cancer in Mexico. Oncologist. 2018, 23(4), 440-453, https://doi.org/10.1634/theoncologist.2017-0431.
17. Sang M. Nguyen, Quang T. Nguyen, Lan M. Nguyen, et al. Delay in the diagnosis and treatment of breast cancer in Vietnam. Cancer Medicine. 2021. 10, 7683-7691, https://doi.org/10.1002/cam4.4244.