ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG BÁN PHẦN ĐIỀU TRỊ GÃY KHÔNG VỮNG LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÀ MAU
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Gãy xương vùng mấu chuyển xương đùi là loại gãy xương thường gặp ở người cao tuổi. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi không vững ở bệnh nhân cao tuổi. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 40 bệnh nhân lớn hơn 70 tuổi gãy không vững liên mấu chuyển xương đùi được điều trị bằng phương pháp thay khớp háng bán phầnt từ tháng 01/2022 đến tháng 03/2023 tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau. Kết quả: Tuổi trung bình là 79,48 tuổi. Gồm có 9 nam và 31 nữ. Phân loại theo gãy xương theo hiệp hội AO có 16 bệnh nhân gãy kiểu A2.2 và có 24 bệnh nhân gãy kiểu A2.3. Có 14 bệnh nhân loãng xương độ 2 và 18 bệnh nhân loãng xương độ 3 theo phân độ Singh. Có 97,5% bệnh nhân lành vết mổ thì đầu. Thời gian mổ trung bình là 80,50±14,84 phút. Chúng tôi cố định mảnh gãy liên mấu chuyển ở 23 bệnh nhân, trong đó có 20 bệnh nhân dùng chỉ thép, 3 bệnh nhân được sử dụng chỉ thép và đinh Kirschner. Thời gian nằm viện trung bình 17,25±3,54 ngày. Ghi nhận 6 trường hợp có biến chứng sớm sau phẫu thuật và 8 trường hợp có biến chứng muộn sau mổ. Thang điểm phục hồi chức năng Merlr D’ Aubige Postel kết quả tốt và khá sau 1 tháng chiếm 77,5%; 3 tháng chiếm 87,5%. Kết luận: Phẫu thuật thay khớp háng bán phần điều trị gãy liên mấu chuyển là một giải pháp tốt cho bệnh nhân cao tuổi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Gãy liên mấu chuyển, thay khớp háng bán phần, người cao tuổi
Tài liệu tham khảo
2. Lê Phúc. Chấn thương học vùng háng. NXB Y Học chi nhánh TP HCM. 2006. 120-190.
3. Loggers S., Willems H., Van Balen R. Evaluation of Quality of Life After Nonoperative or Operative Management of Proximal Femoral Fractures in Frail Institutionalized Patients: The FRAIL-HIP Study. JAMA Surg.2022;157(5), 424-434. doi:10.1001/jamasurg.2022.0089
4. Singh J., Kumar D., Kumar S. Functional Outcome of Hemiarthroplasty of the Hip for Unstable Intertrochanteric Fractures of the Femur in Elderly Patients: A Prospective Study. Cureus. 2022;14(12), e32526, doi:10.7759/cureus.32526
5. Emami M., Manafi A., Hashemi B. Comparison of intertrochanteric fracture fixation with dynamic hip screw and bipolar hemiarthroplasty techniques. Arch Bone Jt Surg. 2013. 1(1), 1417, doi:10.22038/ABJS.2013.1732
6. Rodop O., Kiral A., Kaplan H. Primary bipolar hemiprosthesis for unstable intertrochanteric fractures. Int Orthop. 2002.26(4), 233-237, doi: 10.1007/s00264-002-0358-0
7. Xie Y., Zhou H. Primary cemented hemiarthroplasty for unstable intertrochanteric fractures in elderly severe osteoporotic patients. Injury. 2020.51(3), 670-673, doi:
10.1016/j.injury.2020.01.010
8. Tajima K., Yoshida M., Murakami D. Primary bipolar hemiarthroplasty as a treatment option for unstable intertrochanteric fractures. Fujita Med J. 2020.6(4), 122-127, doi: 10.20407/fmj.2019-022
9. Lê Ngọc Hải. Nghiên cứu tình trạng loãng xương và kết quả phẫu thuật thay khớp háng Bipolar điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi ở người cao tuổi. Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y; 2020.116
10. Vũ Văn Khoa. Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần không cemente điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi người cao tuổi tại Bệnh viện Việt Đức năm 2017-2020. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 501(2), doi:10.51298/vmj.v501i2.512