NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP, TÁC DỤNG GIẢM HO VÀ LONG ĐỜM CỦA CAO CHIẾT BÁCH BỘ TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT

Đặng Nguyễn Huỳnh Trang1, Trần Cát Đông1, Lê Văn Thanh2, Trịnh Túy An1, Vũ Thanh Thảo1,
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rễ Bách bộ thường được sử dụngtrị ho trong các bài thuốc dân gian. Ở Đắk Lắk, mỗi gốc Bách bộ 2 năm tuổi có thể thu được 0,5 kg rễ Bách bộ khô với hàm lượng tuberostemonin khoảng 0,5%. Các nghiên cứu đã chứng minh tuberostemonin là thành phần chính đóng vai trò quan trọng trong tác dụng chống ho của Bách bộ. Đây là tiền đề sản xuất chế phẩm trị ho từ rễ Bách bộ ở Đắk Lắk. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm tính an toàn và tác dụng trị ho của cao chiết ethanol 50% từ rễ Bách bộ (hàm lượng tuberostemonin 1,2 % kl/kl) trên mô hình động vật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Độc tính cấp của cao chiết được đánh giá trên chuột nhắt (18 – 22 g) theo hướng dẫn của Đỗ Trung Đàm với liều thử nghiệm đường uống cao nhất là 25 g/kg thể trọng. Tác dụng giảm ho của cao chiết được đánh giá trên mô hình gây ho với amoniac, và tác dụng long đàm đánh giá dựa theo nghiên cứu của Menezes và cộng sự với hai liều thử nghiệm là 1,2 g/kg và 2,4 g/kg thể trọng. Kết quả: Cao chiết Bách bộ được xem là không độc với liều Dmax qua đường uống là 25 g/kg thể trọng. Với liều 2,4 g/kg thể trọng mỗi ngày, trong 7 ngày liên tục, cao chiết Bách bộ làm giảm số cơn ho có ý nghĩa thống kê từ 60,60 cơn ho xuống còn 25,90 cơn ho. Và cao chiết Bách bộ ở liều 1,2 g/kg thể trong, ngày 2 lần có tác dụng long đờm tương đương với N-acetyl cystein liều 5,3 mg/kg thể trọng. Kết luận: Cao chiết Bách bộ không gây độc cấp tính ở liều 25 g/kg thể trọng và có tác dụng long đờm, giảm ho tốt trên mô hình thí nghiệm ở liều 2,4 g/kg thể trọng/ngày.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, 2004. 160-161.
2. Phạm Thanh Kỳ, Nguyễn Xuân Dũng, Vũ Ngọc Kim. Alcaloid chính trong rễ củ bách bộ (Stemona lour.) mọc ở Việt Nam. Tạp chí Dược học. 1991. 5, 4-5.
3. Nguyển Văn Tuyển. Nghiên cứu tác dụng giảm ho long đờm của Bách bộ trước và sau chế biến", Tạp chí Dược học. 2010. 407(5), 15-17.
4. Xu YT, Hon PM, Jiang RW, et al. Antitussive effects of Stemona tuberosa with different chemical profiles", J Ethnopharmacol. 2006. 108(1), 46-53. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16750339.
5. Xu YT, Shaw PC, Jiang RW, et al. Antitussive and central respiratory depressant effects of Stemona tuberosa, J Ethnopharmacol. 2010. 128(3), 679-84. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20219659.
6. Wu Y, Ou L, Han D, et al. Pharmacokinetics, biodistribution and excretion studies of neotuberostemonine, a major bioactive alkaloid of Stemona tuberosa. Fitoterapia. 2016. 112, pp.22-29. https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0367326X16301010.
7. Đỗ Trung Đàm. Phương pháp xác định độc tính cấp của thuốc. Nhà xuất bản Y học. 2014. 11-190.
8. Hu JR, Jung CJ, Ku SM, et al. Anti-inflammatory, expectorant, and antitussive properties of Kyeongok-go in ICR mice. Pharm Biol. 2021. 59(1), 321-334. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/33770452.
9. Menezes PMN, Brito MC, de Sá PGS, et al. Analytical and pharmacological validation of the quantification of phenol red in a mouse model: An optimized method to evaluate expectorant drugs. Journal of Pharmacological and Toxicological Methods. 2019. 98, 106586. https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1056871919300437.
10. Greger H. Structural classification and biological activities of Stemona alkaloids, Phytochemistry Reviews. 2019. 18(2), 463-493. https://doi.org/10.1007/s11101-019-09602-6.
11. Chung HS, Hon PM, Lin G, et al. Antitussive activity of Stemona alkaloids from Stemona tuberosa, Planta Med. 2003. 69(10), 914-20. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/14648394.
12. Zhou X, Leung PH, Li N, et al. Oral absorption and antitussive activity of tuberostemonine alkaloids from the roots of Stemona tuberosa. Planta Med. 2009. 75(6), 575-80. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19214944.
13. Chen XX, Ju CG, Xia LB, et al. The difference in antitussive and expectorant activity between the different polar fractions of crude and processed Stemona tuberose, Chin. J. Exp. Tradit. Med.
2012. 18, 146–149.