KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG SỤN VIỀN KHỚP VAI DO CHẤN THƯƠNG BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI

Trần Minh Đại1,, Trần Văn Dương2, Nguyễn Tâm Từ3
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Chợ Rẫy
3 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sụn viền làm diện tích tiếp xúc của ổ chảo với chỏm xương cánh tay tăng lên 75% theo chiều dọc và 57% theo chiều ngang. Tổn thương sụn viền làm giảm đáng kể lực ổn định vai. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị tổn thương sụn viền khớp vai do chấn thương bằng phẫu thuật soi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 41 bệnh nhân tổn thương sụn viền khớp vai do chấn thương, tất cả bệnh nhân được nội soi và cố định bằng chỉ neo. Kết quả: Thời gian theo dõi trung bình là 13 tháng. Điểm đau VAS giảm từ 4,46 còn 0,73 (P<0,001). Xoay ngoài và dạng vai tăng từ 37,56° lên 86,09° và từ 86,34° lên 163,91° (cả hai P<0,001). Tỷ lệ trở lại thể thao là 88,24%, tỷ lệ trở lại thể thao đạt mức trước chấn thương là 63,33%. Điểm Rowe và ASES tăng từ 45,61 lên 89,67 và từ 43,21 lên 92,1 (cả hai P<0,001). Chưa ghi nhận biến chứng nhiễm trùng hay trật khớp tái phát sau phẫu thuật. Kết luận: Phẫu thuật nội soi là phương pháp hiệu quả điều trị tổn thương sụn viền khớp vai do chấn thương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Robert H.M. Shoulder and elbow injuries, Campbell's operative orthopaedics, Elsevier, Philadelphia, 2021. 2374 - 2416.
2. Cole B.J. Anatomy, Biomechanics, and Pathophysiology of Glenohumeral Instability, Disorders of the Shoulder: Diagnosis and Management, Lippincott Williams & Willkins, 2006. 280-338.
3. Sarıkaya B. Comparison of the clinical results of isolated Bankart and SLAP 5 lesions after arthroscopic repair, Jt Dis Relat Surg. 2020. 31(2), 223-229. https://doi.org/10.5606%2Fehc.2020.74750.
4. Shah A. (2017), Incidence of shoulder dislocations in the UK, 1995-2015: a population-based cohort study, BMJ Open. 7(11), e016112. http://orcid.org/0000-0001-8379-6531
5. Latif J. Postoperative Pain and Paresthesia in Labral Repairs of the Shoulder: Location Does Matter, Orthop J Sports Med. 2022. 10(6), 23259671221105080. https://doi.org/10.1177%2F23259671221105080.
6. Arirachakaran A. A systematic review and meta-analysis of diagnostic test of MRA versus MRI for detection superior labrum anterior to posterior lesions type II-VII, Skeletal Radiol. 2017. 46(2), 149-160. https://doi.org/10.1007/s00256-016-2525-1
7. Sharma Y. Accuracy of Magnetic Resonance Imaging of the Shoulder in Evaluation of Anterior Shoulder Instability, Journal of Marine Medical Society. 2019. 21(1), 15-18. DOI:
10.4103/jmms.jmms_7_19.
8. Liu F. Imaging modality for measuring the presence and extent of the labral lesions of the shoulder: a systematic review and meta-analysis, BMC Musculoskelet Disord. 2019. 20(1), 487.
10.1186/s12891-019-2876-6.
9. Lee S.H. Arthroscopic Treatment of a Type II Superior Labrum Anterior to Posterior (SLAP) Lesion Combined with a Bankart Lesion: Comparative Study between Debridement and Repair of Type II SLAP Lesion by the Status of Lesion, Clin Shoulder Elb. 2018. 21(1), 37-41. https://doi.org/10.5397%2Fcise.2018.21.1.37.
10. Kim D.S. Relationship between the extent of labral lesions and the frequency of glenohumeral dislocation in shoulder instability, Knee Surg Sports Traumatol Arthrosc. 2013. 21(2), 430-7. https://doi.org/10.1007/s00167-012-2045-z.
11. Harada Y. Return to sports after arthroscopic Bankart repair in teenage athletes: a retrospective cohort study, BMC Musculoskeletal Disorders. 2023. 24(1), 64, doi: 10.1186/s12891-023-06145-y.
12. Thayaparan A. Return to Sport After Arthroscopic Superior Labral Anterior-Posterior Repair: A Systematic Review, Sports Health. 2019. 11(6), 520-527. 10.1186/s12891-023-06145-y
13. Saper M.G. Outcomes After Arthroscopic Bankart Repair in Adolescent Athletes Participating in Collision and Contact Sports, Orthop J Sports Med. 2017. 5(3), 2325967117697950. https://doi.org/10.1177/2325967117697950.
14. Sood M. Functional outcome after arthroscopic management of traumatic recurrent dislocation shoulder using Bankart repair and Remplissage techniques, Med J Armed Forces India. 2018. 74(1), 51-56. https://doi.org/10.1016%2Fj.mjafi.2017.05.004.
15. Pavlik A. Outcomes After Arthroscopic Anterior Shoulder Stabilization in Professional Handball Players, Orthop J Sports Med. 2021. 9(7), 23259671211011614. https://doi.org/10.1177%2F23259671211011614.