TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ VÙNG BỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT VÙNG BỤNG CHƯƠNG TRÌNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÀ MAU

Lê Thanh Tuấn1,, Vũ Văn Kim Long2
1 Bệnh viện đa khoa Cà Mau
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phẫu thuật vùng bụng có nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ cao hơn nên cần được quan tâm nhiều hơn. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm nhiễm khuẩn vết mổ của bệnh nhân phẫu thuật vùng bụng chương trình tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau và đánh giá một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân phẫu thuật vùng bụng chương trình năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả cắt ngang trên những bệnh nhân phẫu thuật vùng bụng chương trình tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau. Kết quả: Tuổi trung bình là 56,8 ± 12,8 tuổi; 43,8% bệnh nhân không có bệnh lý kèm theo. Loại phẫu thuật sạch chiếm tỉ lệ 65,7%; phẫu thuật sạch-nhiễm chiếm 28,8%; phẫu thuật nhiễm chiếm 5,5%. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật vùng bụng chương trình là 13,7%. Bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể < 23 có tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ thấp hơn bệnh nhân có chỉ số khối ≥ 23 (OR= 1,415; 95%CI: 0,027- 0,798). Phẫu thuật nội soi có tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ thấp hơn phẫu thuật mở (OR = 0,189; 95%KTC: 0,046-0,774). Thời gian phẫu thuật ngắn ≤ 120 phút có tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ thấp hơn nhóm thời gian phẫu thuật dài > 120 phút (OR = 0,11; 95% CI: 0,25-0,491). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,05. Kết luận: Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật vùng bụng chương trình là 13,7%. Tỉ lệ này có tương quan với chỉ số khối bệnh nhân, loại, cách thức và thời gian phẫu thuật.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ, (Ban hành theo Quyết định số 1526/QĐBYT ngày 24/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế). Hà Nội. 2023.
2. World Health Organization. Global guidelines for the prevention of surgical site infection, World Health Organization Geneva. 2018. 29-32.
3. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Hoàng, Trương Quang Trung. Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ và một số yếu tố liên quan bệnh nhân phẫu thuật ống tiêu hóa tại BV Thanh Nhàn. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2021, 507(1), 161-165. https://doi.org/10.51298/vmj.v507i1.1347.
4. Phạm Thị Lan, Trịnh Thị Thoa, Nguyễn Vũ Hoàng Yến và cộng sự. Nhiễm khuẩn vết mổ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2023, 524(2), 349- 354. https://doi.org/10.51298/vmj.v524i2.4892.
5. Trần Anh Quân, Nguyễn Thị Tuyến và cộng sự. Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật tiêu hóa và một số yếu tố liên quan tại khoa phẫu thuật tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2022, 514(1),302-305.https://doi.org/10.51298/vmj.v514i1.2570.
6. Nguyễn Thị Vân Anh, Đỗ Sỹ Long và cộng sự. Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ tại khoa Phẫu thuật Gan Mật Tụy-Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy. 2022, 17(7), 133-139. https://doi.org/10.52389/ydls.v17i7.1563.
7. Phạm Văn Tân. Nghiên cứu nhiễm khuẩn vết mổ các phẫu thuật tiêu hóa tại khoa ngoại Bệnh viện Bạch mai. Luận văn tiến sĩ y học, Học viện Quân y, 2016, 175.
8. Isik O, Kaya E, Sarkut P, Dundar HZ. Factors Affecting Surgical Site Infection Rates in Hepatobiliary Surgery. Surg Infect (Larchmt). 2015, 16(3), 281-6. https://doi.org/10.1089/sur.2013.195.
9. Nguyễn Văn Hoàn, Bùi Văn Hưởng. Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Quân y 110 năm 2019. Journal of 108 - Clinical Medicine and Pharmacy. 2019, 14(6), 122-127.