NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ RỤNG TÓC TỪNG VÙNG BẰNG TIÊM BETAMETHASONE VỚI BÔI FLUOCINOLONE ACETONIDE VÀO THƯƠNG TỔN TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022-2023

Hồ Vĩnh Đức1,, Đào Hoàng Thiên Kim2, Nguyễn Hồng Hà1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tình trạng rụng tóc từng vùng có đặc điểm là tóc rụng đột ngột từ một hoặc nhiều vùng trên da đầu hoặc cơ thể, có thể gây tác động tâm lý nghiêm trọng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến mức độ bệnh, so sánh hiệu quả điều trị ở bệnh nhân rụng tóc từng vùng tiêm Diprosan® (Betamethasone dipropionate và Betamethasone Na phosphate) so với thoa Fluocinolone. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng đối chứng so sánh, chọn mẫu liên tục thuận tiện, tiến cứu trên 59 bệnh nhân được chẩn đoán rụng tóc từng vùng. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 30,85 ± 8,25, thời gian mắc bệnh trung bình là 10,13 ± 9,71, nam giới chiếm ưu thế với tỷ lệ 62,7%. Không có sự khác biệt về tiền sử gia đình, stress, sợi tóc dấu chấm than giữa nhóm nhẹ và nhóm nặng (p>0,05), nhưng yếu tố tiền sử cá nhân có ý nghĩa thống kê (p=0,006). Phân bố diện tích tổn thương nhẹ chiếm 78,0%, trung bình 16,9%, nặng 3,4%, rất nặng 1,7%. Nhóm thoa Fluocinolone có kết quả điều trị ổn định trong thời gian điều trị trong hai tháng với 80%, sau 2 tháng ngưng và theo dõi ghi nhận tỷ lệ 86,7%. Nhóm tiêm Betamethasone ban đầu nghiên cứu có kết quả kém hơn, nhưng sau từng thời điểm nghiên cứu nhận thấy có sự tích cực. Cụ thể, sau 2 tháng điều trị và theo dõi, kết quả cải thiện với tỷ lệ tốt là 93,1%. Tác dụng phụ cho thấy nhóm 1 có triệu chứng ngứa chiếm tỷ lệ khá cao là 33,3% còn lại là không có tác dụng phụ. Trong khi đó nhóm 2 chỉ có 17,2% bệnh nhân có triệu. Kết luận: Betamethasone tiêm dưới da có hiệu quả trong bệnh rụng tóc từng vùng. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dainichi, T., and Kabashima, K. Alopecia areata: what’s new in epidemiology, pathogenesis, diagnosis, and therapeutic options? Journal of dermatological science. 2017. 86(1), 3-12, https://doi.org/10.1016/j.jdermsci.2016.10.004.
2. Hair loss. Mayo Foundation for Medical Education and Research. 2022. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hair-loss/symptoms-causes/syc-20372926
3. Lê Thị Thuỳ Trang. Nồng độ interleukin-17a trong huyết thanh của bệnh nhân rụng tóc từng vùng và các yếu tố liên quan. Trường Đại học Y Dược Hồ Chí Minh. 2019. 14.
4. Đào Minh Châu. Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh rụng tóc từng vùng bằng Tacrolimus 0,1% kết hợp với Minoxindil 2%. Trường Đại học Y Hà Nội. 2013. 34.
5. Trần Quốc Cường, Huỳnh Văn Bá, Từ Tuyết Tâm. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chất lượng cuộc sống và kết quả điều trị rụng tóc từng vùng bằng betamethasone tiêm dưới da tại bệnh viện da liễu thành phố Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2022. (53), 26-33, https://doi.org/10.58490/ctump.2022i53.170.
6. Mahjoub, T. T. The clinico-epidemiological profile of alopecia areata: A hospital-based study in Jeddah, Saudi Arabia. Journal of Dermatology and Dermatologic Surgery. 2020. 24(2), 122124, https://doi.org/10.4103/jdds.jdds_77_19.
7. Đỗ Thị Phương Thảo và Vũ Thái Hà. Chẩn đoán rụng tóc từng mảng bằng dermoscopy. Tạp Chí Da liễu học Việt Nam. 2022. (35), 13-19, https://doi.org/10.56320/tcdlhvn.v35i.4.
8. Sy, N., Mastacouris, N., Strunk, A., & Garg, A. Overall and racial and ethnic subgroup prevalences of alopecia areata, alopecia totalis, and alopecia universalis. JAMA dermatology. 2023. 159(4), 419-423, https://doi.org/10.1001/jamadermatol.2023.0016.
9. Hamidpour, E., Shakoei, S., Nasimi, M., & Ghandi, N. Effects of age and sex on the comorbidities of alopecia areata: A cross‐sectional hospital‐based study. Health Science Reports. 2023. 6(7), e1444, https://doi.org/10.1002/hsr2.1444.
10. Tan, E., Tay, Y. K., Goh, C. L., & Chin Giam, Y. The pattern and profile of alopecia areata in Singapore–a study of 219 Asians. International journal of dermatology. 2022. 41(11), 748-753, https://doi.org/10.1046/j.1365-4362.2002.01357.x