NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NANG CHỨA CAO CHIẾT NGHỆ VÀNG, TIÊU ĐEN VÀ GỪNG CÓ TÁC DỤNG KHÁNG VIÊM

Huỳnh Thị Mỹ Duyên1,, Phạm Thị Lê1, Phan Thị Thuỳ Linh1, Nguyễn Hoàng Mỹ1, Lê Hoàng Kim Ngân1, Bành Thị Kim Ngân 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh xương khớp ngày càng phổ biến và càng trẻ hóa, sử dụng các thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm thuộc nhóm NSAIDs hoặc corticoid sẽ gây nhiều tác dụng phụ cho bệnh nhân. Vì vậy, việc tìm những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp cải thiện tình trạng bệnh đồng thời hạn chế tác dụng phụ cho bệnh nhân đang được quan tâm. Nghệ vàng, hạt Tiêu đen và Gừng đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có tác dụng kháng viêm xương khớp. Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu nhằm thăm dò tỷ lệ tá dược độn sao cho vừa có khả năng hút tốt vừa giảm thiểu lượng tá dược nhằm tăng hàm lượng cao chiết để thuốc có tác dụng kháng viêm, viên có thể tích nhỏ, số lượng viên sử dụng trong một lần tối thiểu nhất có thể. Đồng thời nghiên cứu cũng thực hiện đánh giá tác dụng kháng viêm trên mô hình gây phù chân chuột bởi dung dịch carrageenan 1%. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Dược liệu Nghệ vàng, hạt Tiêu đen và Gừng được chiết xuất bằng phương pháp phù hợp, cô đến độ ẩm tối thiểu nhất có thể; tiến hành khảo sát lượng và loại tá dược vừa có khả năng độn vừa có khả năng hút ẩm giúp tạo hạt cốm đóng tốt vào vỏ nang cứng. Đánh giá tác dụng kháng viêm của viên nang cứng bào chế được trên chuột nhắt trắng bằng phương pháp gây phù chân chuột, so sánh với thuốc đối chứng chứa diclofenac. Kết quả: Đã bào chế được viên nang cứng chứa cao khô Nghệ vàng, hạt Tiêu đen và Gừng, với thành phần công thức gồm hỗn hợp cao cốm khô 448 mg; Lactose 52,7 mg; Talc 5,5 mg; Magnesi stearat 5,5 mg; Chuột sử dụng với liều 70,6 mg/Kg cho kết quả kháng viêm tương đương so với thuốc đối chứng Voltaren® với liều sử dụng là 15 mg/Kg (p > 0,05). Kết luận: Nghiên cứu chứng minh được viên nang cứng chứa cao Nghệ vàng, hạt Tiêu đen và Gừng hoàn toàn có tác dụng hỗ trợ chống viêm.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Anh Ngọc. Thoái hóa khớp. 2022. https://vnexpress.net/thoai-hoa-khop-4431045.html, ngày truy cập 3/7/2023.
2. Senthil Kumar A., et al,. Anti-inflammatory Effects of Turmeric (Curcuma longa L.) Extract on Acute and Chronic Inflammation Models. Journal of the Korean Society of Food Science and Nutrition. 2014. 43(4), 612-617, https://doi: 10.2147/DDDT.S327378.
3. Bang J.S., et al. Anti-inflammatory and antiarthritic effects of Piperin in human interleukin 1beta-stimulated fibroblast-like synoviocytes and in rat arthritis models. Arthritis Res Ther. 2009. 11(2),1-9. https://doi:10.1186/ar2662.
4. Umar S., et al. Piperine ameliorates oxidative stress, inflammation and histological outcome in collagen induced arthritis. Cell Immunol. 2013, 284 (1-2), 51-59, https://doi: 10.1016/j.cellimm.2013.07.004.
5. Leach M.J, Kumar S. The clinical effectiveness of Ginger (Zingiber officinale) in adults with osteoarthritis. Int J Evid Based Healthc. 2008, 6(3), 311-320, https://doi: 10.1111/j.1744-1609.2008.00106.x.
6. Bartels E.M., et al. Efficacy and safety of ginger in osteoarthritis patients: a meta-analysis of randomized placebo-controlled trials. Osteoarthritis Cartilage. 2015. 23(1), 13-21, https://doi: 10.1016/j.joca.2014.09.024.
7. Trần Trung Kiên, Nghiêm Xuân Sơn, Phùng Lan Hương, Phạm Văn Thiêm. Nghiên cứu tách curcumin từ củ Nghệ vàng bằng phương pháp trích ly siêu âm. Tạp chí Hóa học. 2007, 45, 52-57.
8. Lê Nguyễn Tường Vi. Nghiên cứu tách chiết và nâng cao hàm lượng hoạt chất 6-shogaol trong cao Gừng (zingiber officinale), fucoidan trong cao Rong nâu (sargassum mcclurei) và apigenin trong cao Cần tây (apium graveolens). Luận văn thạc sĩ. Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụngViện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; 2021.
9. Phạm Thị Mai Hiên, Nguyễn Minh Chính, Đỗ Văn Bình, Đào Văn Đôn, Nguyễn Thị Thanh Hương. Xây dựng quy trình chiết xuất piperin trong hạt Tiêu đen bằng dung môi ethanol từ hạt Tiêu đen. Tạp chí Y- Dược học Quân sự. 2014, 3, 7-12.
10. Heidari‐Beni, M., et al. Herbal formulation “turmeric extract, black pepper, and ginger” versus Naproxen for chronic knee osteoarthritis: A randomized, double‐blind, controlled clinical trial. Phytotherapy Research. 2020, 34(8), 2067-2073, https://doi: 10.1002/ptr.6671.
11. Purnima Ashok, et al. Evaluation of Antiinflammatory Activity of Centratherum anthelminticum (L) Kuntze Seed. Indian J Pharm Sci. 2010, 72(6), 697-703, https://doi: 10.4103/0250-474X.84577.
12. Amdekar, S., et al. Anti-inflammatory activity of lactobacilluson carrageenan-induced paw edema in male wistar rats. International Journal of Inflammation. 2012, 2012(1), 1-6, https://doi: 10.1155/2012/752015.