ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐẶT MẢNH GHÉP CỐ ĐỊNH ÂM ĐẠO VÀO MỎM NHÔ TRONG ĐIỀU TRỊ SA TẠNG CHẬU TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trịnh Hoài Ngọc1,, Hồ Thị Thu Hằng2
1 Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ
2 Sở Y Tế Vĩnh Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt


Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi cố định âm đạo vào mỏm nhô ngày càng phổ biến trong điều trị sa tạng chậu vì có thể cải thiện mức độ sa cũng như chất lượng cuộc sống của người phụ nữ. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Mô tả đặc điểm bệnh nhân sa tạng chậu; (2) Đánh giá kết quả và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sa tạng chậu được phẫu thuật nội soi cố định âm đạo vào mỏm nhô tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu trên 33 trường hợp sa tạng chậu theo hệ thống Pelvic Organ Prolapse-Quantification (POP-Q), được phẫu thuật nội soi cố định âm đạo vào mỏm nhô tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ từ 3/2021 – 3/2022. Đánh giá kết quả theo POP-Q và chất lượng cuộc sống theo Pelvic Floor Distress Impact-20 (PFDI-20) và Pelvic Floor Impact Questionnaire-7 (PFIQ-7) sau 6 tuần và 3 tháng. Kết quả: Tuổi trung bình là 60,8, thời gian phẫu thuật trung bình là 128 phút, lượng máu mất trung bình là 40ml. Biến chứng chảy máu chiếm 3%, lộ mảnh ghép 3% và đau sau xương cùng chiếm 6,1%. Tỉ lệ thành công của phẫu thuật là 93,9%. Điểm Ba, C và Bp giảm từ 2,2, 2,3 và 1,3 còn -2,9, -4,5 và -3,0 sau phẫu thuật. Điểm PFDI-20 cải thiện từ 122 còn 68 và điểm PFIQ-7 từ 134 còn 72 sau phẫu thuật. Kết luận: Phẫu thuật nội soi cố định âm đạo vào mỏm nhô là phẫu thuật an toàn, có tỉ lệ thành công cao, cải thiện được mức độ sa và chất lượng cuộc sống của phụ nữ sa tạng chậu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phan Diễm Đoan Ngọc (2016), "Khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhận sa tạng chậu đến khám tại bệnh viện Từ Dũ", NXB Y học TP HCM, 20(1), tr.227-234.
2. Nguyễn Bá Mỹ Nhi (2012), "Nhận xét bước đầu sử dụng mảnh ghép tổng hợp trong điều trị ngoại khoa bệnh lý sa tạng chậu nữ tại Bệnh viện Từ Dũ", Tạp chí Phụ Sản 10(2), tr.228-236.
3. Barber M., Walter M. & Bump R. (2005), "Short forms of two condition-specific quality-of-life questionnaires for women with pelvic floor disorders (PFDI-20 and PFIQ-7)", American journal of obstetrics and gynecology, 193 pp.103-113.
4. Ghaleb M., et al (2021), "Abdominal pectopexy vs. abdominal sacral hysteropexy as conservative surgeries for genital prolapse: A randomized control trial", GinPolMedProject, 3(61) pp.1-7.
5. Jokhio A.H., Rizvi R.M. & MacArthur C. (2020), "Prevalence of pelvic organ prolapse in women, associated factors and impact on quality of life in rural Pakistan: population-based study", BMC Women's Health, 20(1) pp.82-88.
6. Lucy D., et al (2019), "Laparoscopic sacrocolpopexy (LSCP) using an ultra-lightweight polypropylene mesh", European Journal of Obstetrics & Gynecology and Reproductive Biology, X 2 1000008.
7. Mourad S., et al (2019), "Safety and effectiveness of laparoscopic sacrocolpopexy as the treatment of choice for pelvic organ prolapse", Arab Journal of Urology, 17, pp.30-39.
8. Wattiez A., et al (2001), "Promontofixation for the treatment of prolapse. Urologic Clinics of North America", 28(1) pp.151-157.
9. Zhang P., et al (2017), "Effectiveness of Laparoscopic Sacral Colpopexy for Pelvic Organs Prolapse Diseases", Chinese medical journal, 130(18) pp.2265-2266.
10. Zhao Y., et al (2020), "Robotic-assisted laparoscopic sacrocolpopexy: Initial Canadian experience", Can Urol Assoc J, 14(6) pp.257-263.