THỰC TRẠNG SƠ CỨU VÀ VẬN CHUYỂN BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG 2020-2021

Võ Ngọc Toàn1,, Trần Nguyễn Du2, Phạm Văn Lình3
1 Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chấn thương cơ quan vận động là loại chấn thương rất phổ biến và thường gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Công tác sơ cứu ban đầu tại hiện trường và vận chuyển an toàn là rất cần thiết để đảm bảo khả năng sống cho nạn nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng sơ cấp cứu và vận chuyển đến bệnh viện của các bệnh nhân chấn thương cơ quan vận động điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2020-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 497 bệnh nhân chấn thương cơ quan vận động điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang từ tháng 5/2020 đến 5/2021. Chẩn đoán bằng phối hợp: bệnh sử chấn thương, khám lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh học. Kết quả: 81,7% được sơ cấp cứu tại hiện trường. Thời điểm xảy ra chấn thương trong ngày được sơ cấp cứu nhiều nhất là 13h - <18h (84,5%), thấp nhất là 0h - <6h (71,4%). 51,1% được sơ cấp cứu tại chỗ, 50,9% được người dân là người đầu tiên tham gia cấp cứu. Thời gian từ khi bị chấn thương đến khi được cấp cứu ban đầu đa phần ≤ 5 phút (49,9%). Băng bó là biện pháp sơ cấp cứu phổ biến nhất (51,6%), giảm đau là biện pháp ít phổ biến nhất (5,7%). 54,1% được đưa đến bệnh viện bằng xe máy, 50,1% được đưa đến bệnh viện trong khoảng thời gian <60 phút. Kết luận: Cần mở các khóa đào tạo những kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu cho cộng tác viên và cho người dân, là những người đầu tiên đến hiện trường nhằm giảm thiểu tối đa những biến chứng của chấn thương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. Global status report on road safety 2018. 2018. https://www.who.int/publications/i/item/9789241565684.
2. Phạm Thị Tâm, Lê Minh Hữu. Dịch tễ học. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 2022. 197-216.
3. American Heart Association. Nội dung cập nhật đáng chú ý về việc Sơ cứu của American Heart Association (AHA) và Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ năm 2020. 2020. https://cpr.heart.org//media/CPR-Files/CPR-Guidelines-Files/First-Aid-FocusedUpdates/Hghlghts_2020FAFcsdUpdts_Vietnamese.pdf.
4. Trần Minh Hào, Vũ Minh Hải. Mức độ chấn thương và thực trạng sơ cấp cứu trước viện tai nạn giao thông đường bộ đến khám tại bệnh viện đa khoa Tiền Hải, Thái Bình năm 2016. Y học Việt Nam. 2021. 505(2), 62-65. DOI: https://doi.org/10.51298/vmj.v505i2.1091.
5. Lê Ngân, Lê Thành Tài. Nghiên cứu tình hình chấn thương cơ quan vận động tại phòng khám ngoại trú, khoa chấn thương - chỉnh hình bệnh viện Đa khoa Đồng Nai năm 2018. Y Dược học Cần Thơ. 2021. 36/2021, 89-95.
6. Nguyễn Văn Hùng, Võ Văn Thắng. Sơ cứu ban đầu và kết quả điều trị tai nạn thương tích trẻ em tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk. Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế. 2017. 7(3), 69-74. DOI: https://www.doi.org/10.34071/jmp.2017.3.10.
7. Nguyễn Minh Tâm, Phạm Văn Lình. Đánh giá công tác cấp cứu trước viện bệnh nhân chấn thương sọ não tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2020. Y Dược học Cần Thơ. 2021. (36/2021), 89-95.
8. Mai Anh Đào. Thương tích té ngã ở người cao tuổi tại thành phố Nam Định năm 2021. Y học cộng đồng. 2021. 63(3), 166-172. DOI: https://doi.org/10.52163/yhc.v63i3.349.
9. Hạnh Châu. An Giang - Lan tỏa học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Kỳ 2: An Giang đứng đầu cả nước về xã hội hóa xe chuyển bệnh miễn phí. 2020.
https://baoangiang.com.vn/an-giang-lan-toa-hoc-tap-va-lam-theo-tam-guong-dao-duc-ho-chiminh-ky-2-an-giang-dung-dau-ca-nuoc-a288243.html.
10. Đinh Văn Quỳnh, Nguyễn Đức Chính, Phạm Hải Bằng. Thực trạng cấp cứu chấn thương trước viện qua các trường hợp chấn thương sọ não nặng do tai nạn giao thông cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức. Y học Việt Nam. 2021: 509(1/2021), 189-193. DOI: https://doi.org/10.51298/vmj.v509i1.1731.
11. Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Thị Tâm. Tình hình bệnh nhân chấn thương sọ não đến khám và điều trị tại khoa cấp cứu bệnh viện Đa khoa Đồng Nai năm 2018-2019. Y Dược học Cần Thơ. 2019. (20/2019), 49-57.