NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH NỘI SOI VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN VIÊM, LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG NHIỄM HELICOBACTER PYLORI BẰNG PHÁC ĐỒ 4 THUỐC CÓ BISMUTH

Dương Hiền Thảo Lan1,, Kha Hữu Nhân2
1 Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm, loét dạ dày – tá tràng và tình trạng nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) là vấn đề quan tâm của các nhà lâm sàng cũng như nội soi. Hiện nay, với tỷ lệ kháng Clarithromycin và Metronidazole cao hơn 15% như nước ta thì vai trò của phác đồ 4 thuốc có Bismuth trong tiệt trừ Helicobacter pylori là cần thiết để xem xét áp dụng vào thực tế lâm sàng. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và đánh giá kết quả điều trị bằng phác đồ 4 thuốc có Bismuth (EBTT). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 85 bệnh nhân viêm, loét dạ dày – tá tràng nhiễm Helicobacter pylori tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 4 năm 2021 đến tháng 6 năm 2022. Kết quả: Hiệu quả phác đồ tiệt trừ Helicobacter pylori đạt 95,29%. Triệu chứng lâm sàng đều có cải thiện sau điều trị, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Hình ảnh nội soi viêm dạ dày – tá tràng cải thiện rõ, chỉ 8% bệnh nhân còn viêm và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001 và có 85,7% bệnh nhân lành sẹo tốt và 14,3% lành sẹo còn viêm. Tác dụng không mong muốn của phác đồ với các triệu chứng chiếm tỷ lệ thấp. Kết luận: Phác đồ 4 thuốc có Bismth có tỷ lệ tiệt trừ Helicobacter pylori cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Quách Trọng Đức, Trần Kiều Miên (2012), “Helicobacter pylori và bệnh lý dạ dày tá tràng”, Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, thành phố Hồ Chí Minh.
2. Lương Quốc Hùng, Phạm Văn Lình, Kha Hữu Nhân (2019), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có Helicobacter pylori dương tính theo phác đồ 4 thuốc có Bismuth tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ”, Luận văn chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
3. Trần Văn Huy, Nguyễn Thị Minh Triều (2016), “Nghiên cứu kết quả điều trị của phác đồ Rabeprazol – Bismuth – Tetracycline - Metronidazoleở bệnh nhân viêm dạ dày mạn có Helicobacter pylori dương tính”, Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế, 6(3), tr.31-35.
4. Nguyễn Thanh Liêm (2021), “Nghiên cứu mối liên quan của đa hình gen CYP2C19, MDR1 với hiệu quả điều trị bằng phác đồ RBTT ở bệnh nhân loét tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori”, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y, Hà Nội.
5. Đoàn Thái Ngọc, Huỳnh Hiếu Tâm (2021), “Đánh giá hiệu quả điều trị của phác đồ 4 thuốc có Bismuth tiệt trừ Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2020-2021”, Tạp chí Y Dược Cần Thơ, 43, tr.29-35.
6. Thái Thị Hồng Nhung (2020), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và hiệu quả điều trị của phác đồ 4 thuốc có Bismuth trên bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 10(3), tr.7-12.
7. Trần Thanh Ven (2018), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân viêm dạ dày mạn do Helicobacter pylori tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ”, Luận án Chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
8. Diğdem Özer Etik, Semih Sezer, (2019), “Can the treatment duration be shortened in bismuthcontaining therapies for Helicobacter pylori eradication?”, Turk J Gastroenterol, 30(8), pp.667-672
9. Evrim Kahramanoglu Aksoy (2017), “Comparison of Helicobacter pylori Eradication rates of 2-Week Levofloxacin- Containing Triple Therapy, Levofloxacin-Containing Bismuth Quadruple Therapy, and Standard Bismuth Quadruple Therapy as a First-line Regimen”, Med Princ Pract, 26, pp.523-529.
10. Feng-Woie Tsay, Deng-Chyang Wu, Hsien-Chung Yu (2017), “Both14-day hybrid and bismuth quadruple therapies cure most patients with Helicobacter pylori infection in populations withmoderate antibiotic resistance: a randomiized controlled trial”, American Society for microbiology, pp.1-33.
11. Jung Won Lee, Nayoung Kim, Ryoung Hee Nam (2019), “Risk factors of rescue bismuth quadruple therapy for Helicobacter pylori eradication”, Journal of Gastroenterology and Hepatology, 34(4), pp.1-3.
12. Jun Wong Chung, et al. (2011), “Second-line Helicobacter pylori eradication: a randomized comparison of 1-week or 2-week bismuth-containing quadruple therapy”, Helicobacter, 16, pp.286-294.
13. Hooi J. K. Y., Lai W. Y., Ng W. K, et al. (2017), “Global Prevealence of Helicobacter pylori Infection: Systematic Revieww and Meta-Analysis”, Gastroenterology, 153(2), pp.420-429
14. Kwangwoo Nam , Jeong Eun Shin (2018), “Prevalence and risk factors for upper gastrointestinal diseases in health check-up subjects: a nationwide multicenter study in Korea”, Scandina Journal of Gastroenterology (53), pp.910-916.
15. Malfertheiner P, Megraud F, et al. (2017), “Management of Helicobacter pylori infection— the Maastricht V/Florence Consensus Report”, Gut, 66(1), pp.1-25.