NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG KHÁNG OXY HÓA INVITRO VÀ INVIVO CỦA CAO CHIẾT NẤM VÂN CHI ĐỎ (Pycnoporus sanguineus)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nấm Vân Chi là một trong 25 loài nấm dược liệu chính trên thế giới có giá trị dược tính rất cao, được nhiều người tiêu dùng ở các quốc gia Châu Á Châu Âu, Châu Mỹ… ưa chuộng. Nấm Vân Chi đỏ được biết đến như một loại nấm dược liệu giàu các hoạt chất có hoạt tính sinh học như flavonoid, polyphenol, saponin, tannin, terpenoid, coumarin, alkaloid, steroid, proanthocyanidin…. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu sâu về các tác dụng dược lý của nấm Vân Chi đỏ. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Khảo sát tác dụng kháng oxy hóa invitro của cao chiết nấm Vân Chi đỏ bằng phương pháp DPPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl). 2) Khảo sát tác dụng kháng oxy hóa của cao chiết nấm Vân Chi đỏ trên mô hình chuột nhắt trắng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cao chiết nấm Vân Chi đỏ (Pycnoporus sanguineus MH225776); khảo sát tác dụng kháng oxy hóa invitro của cao chiết bằng phương pháp DPPH; thử tác dụng của cao chiết nấm Vân Chi đỏ với liều 500 mg/Kg và 1000 mg/Kg trên mô hình chuột nhắt trắng gây stress oxy hóa bằng Paraquat. Kết quả: Hoạt tính ức chế DPPH của cao chiết nấm đạt giá trị cao nhất (86,39%) ở nồng độ 100 μg/mL. Giá trị IC50 của chất ức chế là 55,276 μg/mL. Mặt khác, lô chuột dùng cao chiết nấm liều 500 mg/Kg và 1000 mg/Kg sau khi gây stress oxy hóa bằng Paraquat có hàm lượng Malondialdehyde (MDA) gan chuột thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với lô chuột dùng nước muối sinh lý sau khi gây stress oxy hóa bằng Paraquat. Kết luận: Cao chiết nấm Vân Chi đỏ có tác dụng kháng oxy hóa invitro và cả trên mô hình thực nghiệm gây stress oxy trên chuột nhắt trắng bằng Paraquat.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cao chiết nấm Vân Chi đỏ, Kháng oxh hóa, Nấm
Tài liệu tham khảo
2. Rech, G., da Silva, L. L., da Silva, K., Silva, T. M., Fontana, R. C., Salvador, M., ... Camassola, M. (2020). Lipid‐ lowering effect of Pinus sp. sawdust and Pycnoporus sanguineus mycelium in streptozotocin‐ induced diabetic rats. Journal of Food Biochemistry. 2020. 44(8), 1-12, https://doi.org/10.1111/jfbc.13247.
3. Chen, X., Li, M., Li, D., Luo, T., Xie, Y., Gao, L., ... Lai, X. Ethanol extract of Pycnoporus sanguineus relieves the dextran sulfate sodium-induced experimental colitis by suppressing helper T cell-mediated inflammation via apoptosis induction. Biomedicine & Pharmacotherapy. 2020. 127(7), Article 110212, https://doi.org/10.1016/j.biopha.2020.110212.
4. Trần Đức Tường. Nghiên cứu sản xuất và thử nghiệm hoạt tính sinh học của quả thể nấm Vân Chi đỏ (Pycnoporus sp.) từ phụ phế phẩm nông nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ. 2021, 55, 120.
5. Chrismis Novalinda Ginting, I Nyoman Ehrich Lister, Ermi Girsang, Dewi Riastawati, Hanna Sari Widya Kusuma, Wahyu Widowati. Antioxidant Activities of Ficus elastica Leaves Ethanol Extract and Its Compounds, Molecular and Cellular Biomedical Sciences, 2020. 4 (1), 27-33, https://doi.org/10.21705/mcbs.v4i1.86.
6. Sharma, O. P., & Bhat, T. K. DPPH antioxidant assay revisited, Food chemistry, 2009. 113 (4), 1202-1205, https://doi.org/10.1016/j.foodchem.2008.08.008.
7. Nguyễn Thị Bạch Tuyết và cộng sự. Khảo sát độc tính cấp, khả năng kháng oxy hóa và kháng viêm của cao Trầu không (Piper betle l. Piperaceae). Tạp chí Khoa học và Công nghệ. 2023. 5(3). 11-11, https://doi.org/10.55401/jst.v5i3.1174.