MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tình hình giãn cách xã hội trong đại dịch COVID-19 đã dẫn đến người dân hạn chế tham gia giao thông, nguyên nhân chính của chấn thương sọ não. Do đó, những nghiên cứu về tình hình dịch tễ chấn thương sọ não cần được bổ sung so với trước đây. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, tổn thương trên chụp cắt lớp vi tính và kết quả điều trị chấn thương sọ não. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt ca trên 61 bệnh nhân chấn thương sọ não điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 01/2021 đến tháng 10/2022. Kết quả: 61 bệnh nhân bao gồm 39 nam (63,9%), 22 nữ (36,1%). Độ tuổi trung bình: 47,5 ± 19,5 tuổi; tuổi nhỏ nhất là 20 tuổi, lớn nhất là 94 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là tai nạn giao thông chiếm tỉ lệ 57,4%, tai nạn sinh hoạt chiếm 37,7%, ẩu đả chiếm 4,9%. Nữ lớn tuổi chấn thương sọ não do tai nạn sinh hoạt nhiều hơn nam giới. Tổn thương phối hợp gặp ở 29,1% bệnh nhân. Có 55,8% bệnh nhân phát hiện tổn thương nội sọ trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính. Có 5 bệnh nhân cần được can thiệp phẫu thuật, chiếm 8,2%. Kết quả ra viện được đánh giá tốt chiếm 83,6%, di chứng trung bình chiếm 13,1%, di chứng nặng chiếm 3,3%, không có bệnh nhân tử vong. Kết luận: Cần nâng cao ý thức cộng đồng về đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông và phòng chống té ngã ở người cao tuổi. Việc cấp cứu chấn thương sọ não cần phối hợp nhiều chuyên khoa. Không được chủ quan khi điều trị bệnh nhân chấn thương sọ não mức độ nhẹ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chấn thương sọ não, dịch tễ học, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, COVID-19
Tài liệu tham khảo
2. Bùi Xuân Cương. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân chấn thương sọ não tại Bệnh Viện Việt Đức. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 502.1, https://doi.org/10.51298/vmj.v502i1.546.
3. Nguyễn Dương Hanh. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng quên ở bệnh nhân sau chấn thương sọ não. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023. 525(2), https://doi.org/10.51298/vmj.v525i2.5253.
4. Vũ Minh Hải. Một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng bệnh nhân chấn thương sọ não điều trị tại bệnh
viện đa khoa tỉnh Thái Bình. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 503(1). https://doi.org/10.51298/vmj.v503i1.730.
5. Dương Văn Quân và cộng sự. Nghiên cứu diễn biến và kết quả điều trị của chấn thương sọ não nguy cơ thấp ở người trưởng thành tại bệnh viện Việt Đức. Tạp Chí Y học Việt Nam, 2021. 504(2). https://doi.org/10.51298/vmj.v504i2.931.
6. Seddighi Amir Saied, et al. Factors predicting early deterioration in mild brain trauma: a prospective study. Brain Injury. International Brain Injury Association. 2013. 1666-1670. https://doi.org/10.3109/02699052.2013.830333.
7. Brian Yun, et al. Evaluation of a low risk mild traumatic brain injury and intracranial hemorrhage emergency department observation protocol. Academic emergency medicine. 2018. 769-775. https://doi.org/10.1111/acem.13350.