NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MỘT SỐ YẾU TỐ KHỞI PHÁT VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN ĐAU ĐẦU DẠNG CĂNG THẲNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

Bùi Minh Hiếu1,, Lương Thanh Điền1, Lý Ngọc Tú 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đau đầu dạng căng thẳng được biết đến là đau đầu nguyên phát thường gặp nhất, có thể ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh cuộc sống của một người bao gồm công việc, trường học và gia đình. Việc nhận biết, chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp nhằm giảm các ảnh hưởng tiêu cực của bệnh đến bệnh nhận. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, một số yếu tố khởi phát và kết quả điều trị của bệnh nhân đau đầu dạng căng thẳng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 65 bệnh nhân đau đầu dạng căng thẳng đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ trong thời gian từ tháng 12/2022 tới tháng 06/2023 được khảo sát các đặc điểm lâm sàng, các yếu tố khởi phát và theo dõi điều trị. Kết quả: Tuổi trung bình mắc bệnh là 46,51±16,38, bệnh nhân nữ chiếm 63,1%, với tỉ lệ nam/nữ là 1/1,7, bệnh nhân sống ở thành thị chiếm tỉ lệ 46,2%, Thời điểm khởi phát đau thường là buổi trưa (50,8%). Vị trí đau phổ biến là vùng trán (58,5%), mức độ đau từ nhẹ tới trung bình (92,3%). Yếu tố khởi phát thường gặp là mất ngủ (40%). Điều trị bằng thuốc giảm đau đơn thuần hoặc phối hợp với các thuốc chống trầm cảm, an thần-giảm lo âu, dãn cơ giúp cải thiện về lâm sàng được đánh giá qua thang điểm NRS. Kết luận: Đau đầu dạng căng thẳng có liên quan tới tuổi, giới tính. Ngoài các thuốc giảm đau đơn thuần, các thuốc chống trầm cảm, an thần-giảm lo âu, dãn cơ cũng mang lại lợi ích về mặt lâm sàng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Chương. Đau đầu do căng thẳng, Chẩn đoán và điều trị các chứng bệnh đau đầu thường gặp. Nhà xuất bản y học. 2010.129-155.
2. Headache Classification Committee of the International Headache Society. Definition of term, The International Classification of Headache Disorders, 3rd edition. Cephalalgia. 2018. 38(1), 209.
3. Global burden of Disease 2016 Disease and Injury Incidence and Prevalence Collaborators. Global, regional, and national burden of migraine and tension-type headache, 1990–2016: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2016. Lancet, 386(9995). 2018. 743800. doi: 10.1016/S0140-6736(17)32154-2.
4. Golobal Burden of Disease Study 2015 Collaborators. Global, regional, and national incidence, prevalence, and years lived with disability for 301 acute and chronic diseases and injuries in 188 countries, 1990-2013: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2013. Lancet Neurol. 2015. 386(9995), 743-800. doi: 10.1016/S0140-6736(15)60692-4.
5. Li X., Zhou J., Tan G., Wang Y., Ran L. Chen L. Clinical characteristics of tension-type headache in the neurological clinic of a university hospital in China. Neurol Sci. 2012. 33(2), 283-287, doi: 10.1007/s10072-011-0675-4.
6. Pryse-Phillips, W., Findlay, H., Tugwell, P., Edmeads, J., Murray, T. J. et al. A Canadian population survey on the clinical, epidemiologic and societal impact of migraine and tensiontype headache. Can J Neurol Sci. 1992. 19(3), 333-339.
7. Nguyễn Thị Thuý Lan, Cao Phi Phong. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và phân loại đau đầu mạn tính hằng ngày. Luận án tiến sĩ. Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 2010.
8. Karli N., Akgöz S., Zarifoğlu M., Akiş N. & Erer S. Clinical characteristics of tension-type headache and migraine in adolescents: a student-based study. Headache: The Journal of Head and Face Pain. 2006. 46(3), 399-412. doi: 10.1111/j.1526-4610.2006.00372.x.
9. Köseoglu E., Naçar M., Talaslioglu A. & Cetinkaya F. Epidemiological and clinical characteristics of migraine and tension type headache in 1146 females in Kayseri, Turkey.
Cephalalgia. 2003. 23(5), 381-388. doi: 10.1046/j.1468-2982.2003.00533.x.