GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG CỦA ĐỘ THANH THẢI LACTATE MÁU Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2021-2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Sốc nhiễm khuẩn có tỷ lệ tử vong từ 40%-75% trong các trường hợp suy đa cơ quan. Khi thiếu oxy mô kéo dài sẽ dẫn đến suy chức năng cơ quan và tử vong. Nồng độ lactate máu là chỉ dấu hữu ích phản ánh gián tiếp tình trạng tưới máu, cung cấp và tiêu thụ oxy mô. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định giá trị tiên lượng tử vong của độ thanh thải lactate máu ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, theo dõi dọc trên 33 bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc. Bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn theo SEPSIS - 3 năm 2016. Kết quả: Tỷ lệ tử vong là 63,6%. Diện tích dưới đường cong ROC của độ thanh thải lactate thời điểm 6 giờ sau vào viện trong tiên lượng chẩn đoán tử vong là 0,738 (0,568-0,908); p=0,025. Với điểm cắt là 17,8% có độ nhạy là 81,0%, độ đặc hiệu là 50,0%, tiên đoán dương 73,9% và tiên đoán âm 60,0%. Diện tích dưới đường cong ROC của độ thanh thải lactate thời điểm 12 giờ sau vào viện trong tiên lượng chẩn đoán tử vong là 0,599 (0,406-0,792); p=0,349. Kết luận: Độ thanh thải lactate ở thời điểm 6 giờ sau vào viện tin cậy hơn so với thời điểm 12 giờ sau vào viện khi sử dụng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Lactate máu, độ thanh thải lactate, sốc nhiễm khuẩn
Tài liệu tham khảo
2. Huỳnh Vân Khanh, Nguyễn Thị Thanh, 2018. Giá trị tiên lượng tử vong của độ thanh thải lactate máu và độ bão hoà oxy máu tĩnh mạch trung tâm trên bệnh nhân nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Tạp chí học Thành phố Hồ Chí Minh, 22 (3), tr.121-125
3. Dương Thiện Phước, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Tấn Đạt, 2018. Nghiên cứu nguyên nhân, một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng và đánh giá kết quả điều trị choáng nhiễm trùng tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ năm 2016 – 2017. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 11-12, tr.1-8.
4. Nguyễn Hữu Quân, 2016. Nghiên cứu hiệu quả huyết động với sự hỗ trợ của phương pháp Picco trong xử trí sốc nhiễm khuẩn. Luận văn tiến sĩ y học. Trường Đại học Y Hà Nội. Hà Nội.
5. Trương Dương Tiển, 2018. Vai trò độ bão hòa oxy máu tĩnh mạch trung tâm và độ thanh thải lactate máu động mạch trong tiên lượng nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn. Luận văn tiến sĩ y học. Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Ngô Văn Út, 2015. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng và kết quả điều trị bệnh nhiễm trùng huyết người lớn tại Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ năm 2014 – 2015. Luận văn thạc sĩ y học. Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ. Cần Thơ.
7. Ali F.T., Ali M.A., Elnakeeb M.M., et al., 2016. Presepsin is an early monitoring biomarker for predicting clinical outcome in patients with sepsis. Clin Chim Acta, 460, pp.93-101.
8. Lee Y K, Hwang S Y, Shin T G, et al., 2016. Prognostic Value of Lactate and Central Venous Oxygen Saturation after Early Resuscitation in Sepsis Patients. PLoS One,11(4).
9. Qiao Q., Lu G., Li M., et al., 2012. Prediction of outcome in critically ill elderly patients using APACHE II and SOFA scores. J Int Med Res, 40(3), pp.1114-21.
10. Singer M., Deutschman C., Seymour C., et al., 2016. The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). JAMA, 315(8), pp.801-810.