NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG LẠM DỤNG RƯỢU BIA VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NAM GIỚI TẠI PHƯỜNG THỚI AN, QUẬN Ô MÔN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021

Trần Phát Đạt1,, Trần Xuân Lam1, Nguyễn Thị Mới1, Trần Khánh Ngân1, Huỳnh Thị Tố Như1, Lê Thành Tài1, Trần Tú Nguyệt1
1 Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vấn đề lạm dụng rượu bia đang gia tăng những năm gần đây tại Việt Nam, đặc biệt là đối tượng nam giới, gây ra những thiệt hại rất lớn về con người và vật chất. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tình trạng lạm dụng rượu bia ở nam giới đang sử dụng rượu bia tại phường Thới An, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ năm 2021. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 250 đối tượng nam giới tại phường Thới An, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ bằng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn. Thu thập dữ liệu về tình hình và một số thông tin liên quan đến lạm dụng rượu bia dựa trên bộ câu hỏi xây dựng sẵn, sử dụng thang đo AUDIT để xác định tỷ lệ lạm dụng rượu bia. Kết quả: Cho thấy 21,2% đối tượng lạm dụng- nghiện rượu bia. Ghi nhận các yếu tố liên quan đến lạm dụng rượu bia ở đối tượng nghiên cứu gồm: tôn giáo (p=0,004), nghề nghiệp (p<0,05), tiền sử gia đình có người lạm dụng rượu, bia (p=0,007), xem quảng cáo về rượu bia hàng ngày/hàng tuần (p<0,001), hút thuốc lá (p=0,02), đã từng tham gia điều trị các vấn đề do rượu, bia (p<0,001), trầm cảm (p<0,001). Kết luận: Nghiên cứu góp phần cung cấp thêm các bằng chứng về thực trạng lạm dụng rượu bia của nam giới. Các kết quả có thể dùng để hỗ trợ cho việc đưa ra các chính sách giúp cho việc giảm thiểu việc lạm dụng rượu bia tại địa phương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ y tế (2018), Báo cáo lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu bia, Hà Nội.
2. Bộ y tế (2018), Thiệt hại do uống rượu bia, Hà Nội.
3. Trần Nguyễn Du, Phạm Thị Tâm (2017), “Nghiên cứu tỷ lệ, mức độ và một số yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia ở nam giới 16-60 tuổi tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2017”, Tạp chí Y dược Cần Thơ, (Số 22-25,), trang 82-89.
4. Trần Minh Đức, Phạm Thị Vân Phương (2018), “Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia ở nam giới từ 15-60 tuổi tại phường Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi năm 2017”, Tạp chí Y học thực hành thành phố Hồ Chí Minh, Phụ bản tập 22, số 1, trang 95-100.
5. Lê Đình Luyến và cộng sự (2020), “Sử dụng rượu bia ở nam giới tại huyện Bình Lục và Kim Bảng, Hà Nam”, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 497, (Số 2), trang 225-229.
6. Bobo JK (1992), Nicotine dependence and alcoholism epidemiology and treatment, Journal of Psychoactive Drugs, vol 24, page 123–129.
7. B F Grant, Harford TC (1995), Co morbidity between DSM-IV alcohol use disorders and major depression: results of a national survey, Drug and Alcohol Dependence, 39(3), page 197–206.
8. Callas PW (2004), Potentially modifiable psychosocial factors associated with alcohol use during early adolescence.
9. D Spaner, Bland RC, Newman SC (1994), Major depressive disorder, Acta Psychiatrica Scandinavica, vol 89(376), page 7–15.
10. Friedman GD, Tekawa I, Klatsky AL, Sidney S, Armstrong MA (1991), Alcohol drinking and smoking: An exploration of the association in middle-aged men and women, Drug and Alcohol Dependence, page 283–290.
11. Joseph M Boden, Horwood LJ (2009), Tests of causal links between alcohol abuse or dependence and major depression, Archives of General Psychiatry, vol 66(3), page 260–266.
12. Larsson A, Engel JA (2004), Neurosci Biobehav, page 713–720.
13. Ndetei DM, Khasakhala L, Maru H, et al (2008), Clinical epidemiology in patients admitted at Mathari Psychiatric Hospital, Nairobi, Kenya, Social Psychiatry and Psychiatric Epidemiology, vol 43(9), page 736–742.
14. Rose JE, Brauer LH, Behm FM, Cramblett M, Calkins K, Lawhon D (2004), Psychopharmacological interactions between nicotine and ethanol, Nicotine Tob Res, vol 6, page 133–144.
15. Word Health Organization (2001), AUDIT - The Alcohol Use Disorders Identification Test - Second edition.