NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH KHÁNG VIÊM TRÊN MỘT SỐ MÔ HÌNH IN VITRO CỦA DƯỢC LIỆU BÌM BỊP CLINACANTHUS NUTANS (BURM. F.) LINDAU, ACANTHACEAE

Phạm Trịnh Thái Bình1, Lại Hằng Nghi1, Hồ Thị Ngọc Phương Trinh1, Nguyễn Thị Trang Đài1,, Đặng Duy Khánh 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Dược liệu Bìm bịp từ lâu được sử dụng trong dân gian để làm thuốc điều trị các bệnh viêm nhiễm, thấp khớp, bệnh gút, giảm đau. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định hoạt tính kháng viêm các cao toàn phần và cao phân đoạn của Bìm bịp trên một số mô hình in vitro. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Dược liệu Bìm bịp được thu hái tại Núi Cấm – An Giang, tiến hành chiết xuất bộ phận dùng bằng cồn 96%, chiết phân bố lỏng-lỏng cao cồn với các dung môi có độ phân cực tăng dần dichloromethan, ethyl acetat, và nước thu được các cao phân đoạn, sắc ký cột chân không cao phân đoạn thu được phân đoạn đơn giản. Thử tác dụng kháng viêm trên các cao bộ phận dùng và các cao phân đoạn trên mô hình ức chế albumin huyết thanh và ức chế enzym proteinase. Kết quả: Thử tác dụng kháng viêm các bộ phận dùng của dược liệu Bìm bịp cho thấy cao thân có tác dụng mạnh nhất. Chiết phân bố lỏng-lỏng cao thân với các dung môi khác nhau thu được các cao phân đoạn dichloromethan, ethyl acetat và nước, kết quả thử tác dụng kháng viêm cao ethyl acetat có tác dụng mạnh, sắc ký cột chân không cao ethyl acetat thu được 4 phân đoạn. Kết luận: Từ kết quả thử hoạt tính kháng viêm cho thấy bộ phận dùng là thân có tác dụng mạnh, nghiên cứu đã cung cấp dữ liệu về hoạt tính kháng viêm của Bìm bịp, góp phần quan trọng cho cơ sở lựa chọn sử dụng dược liệu này một cách hợp lý, an toàn và phát triển nghiên cứu thành phần hóa học của Bìm bịp theo định hướng tác dụng sinh học.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Trang Đài, Huỳnh Ngọc Thụy, Huỳnh Kỳ (2017), “Nghiên cứu thực vật học và đa dạng di truyền của Clinacanthus nutans tại Việt Nam”, Tạp chí Dược học, 495 (57), trang 40-45.
2. Arullappan et al (2014), “In vitro screening of cytotoxic, antimicrobial and antioxidant activities of Clinacanthus nutans (Acanthaceae) leaf extracts”. Trop. J. Pharm. Res., 13(9), 1455.
3. Pannangpetch P., et al. (2007), Antioxidant activity and protective effect against oxidative hemolysis of Clinacanthus nutans (Burm.f) Lindau., Songklanakarin J. Sci.Technol, 29(1), pp. 1-9.
4. Santi Sakdarat, et al. (2009), Bioactive constituents from the leaves of Clinacanthus nutans Lindau, Bioorganic & Medicinal Chemistry, 17, pp. 1857–1860.
5. Govindappa M et al (2011), Antimicrobial, antioxidant and in vitro anti-inflammatory activity of ethanol extract and active phytochemical screening of Wedelia trilobata (L.) Hitchc. Journal of Pharmacognosy and Phytotherapy, 3(3), 43-51.
6. Lavanya Ramamoorthi et al (2010), Investigation of in-vitro anti-inflammatory, antiplatelet and anti-arthritic activities in the leaves of Anisomeles malabarica Linn. Research Journal of Pharmaceutical, Biological and Chemical Sciences, 1(4), 745-752.
7. Reddy R et al (2013), In-vitro anti inflammatory activity of ultra sonic bath assisted, methanol extract of Lepidium sativum Linn. Seeds. International Journal of Pharmaceutical Development & Technology, 3(2), 63-65.
8. Sheelarani T et al (2014), In vitro anti inflammatory and anti arthritic activity of selected medicinal plant, Int J. Pharm Sci Rev. Res., 28(2), 162-163.