NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ TRÌNH ĐỘ SAU ĐẠI HỌC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ NĂM 2008 – 2018

Võ Huỳnh Trang1,, Phạm Văn Lình1, Nguyễn Trung Kiên1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hội nghị Đào tạo nguồn nhân lực y tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long mở rộng năm 2008 đã cho thấy đây là vùng thiếu nhân lực y tế trầm trọng. Không chỉ về số lượng mà đội ngũ cán bộ y tế có chuyên môn cao là rất thấp. Nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân là rất lớn. Ðể có nguồn nhân lực tốt thì công tác đào tạo đóng vai trò quyết định. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định số lượng, tỉ lệ bác sĩ, dược sĩ được đào tạo trình độ sau đại học của các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mỗi năm từ năm 2008 - 2018 và tỉ lệ bác sĩ, dược sĩ được đào tạo trình độ sau đại học được đào tạo từ Truòng Đại học Y Dược Cần Thơ giai đoạn 2008 – 2018. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, hồi cứu số lượng bác sĩ, dược sĩ được đào tạo trình độ sau đại học ở 13 tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long và ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu: Trong 11 năm, số lượng đào tạo sau đại học các trình độ là: bác sĩ chuyên khoa cấp I (CKI) 4326, trong đó đào tạo từ trường là 2443, đáp ứng 56,5%; bác sĩ CKII 944, trong đó đào tạo từ trường là 452, đáp ứng 47,9%; thạc sĩ 415, trong đó đào tạo từ trường là 127, đáp ứng 30,6%; dược sĩ chuyên khoa cấp I (CKI) 584, trong đó đào tạo từ trường là 316, đáp ứng 54,1%; dược sĩ CKII 26, trong đó đào tạo từ trường là 9, đáp ứng 34,6%. 84,1% bác sĩ sau đại học và 97,6 % dược sĩ sau đại học Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đào tạo tốt nghiệp phục vụ cho vùng ĐBSCL. Kết luận: Tỉ lệ cán bộ y tế có trình độ sau đại học sau 10 năm của vùng tăng đáng kể, trong đó Trường Đại học Y Dược Cần Thơ góp phần đào tạo trên 80% cho các tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
2. Công văn 4348/BGDĐT-GDĐH (2015), Về việc đào tạo nhân lực trình độ đại học, thạc sĩ của các địa phương thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, tây Nam Bộ 3. Phạm Văn Lình, Nguyễn Trung Kiên, Phạm Ngọc Thuần và cs (2009), “Nghiên cứu tình hình nhân lực y tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long thực trạng và giải pháp”, Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh, 2 (13), tr. 48-55.
4. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn 2010 và tầm nhìn đến năm 2020
5. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 122/2013/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 về phê duyệt chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030
6. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ (2008), “Tình hình nhân lực y tế vùng Đồng bằng sông Củu Long”, Hội nghị Đào tạo nguồn nhân lực y tế Đồng bằng sông Củu Long mở rộng, Cần Thơ 08/11/2008.