KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT 11 TRƯỜNG HỢP TẮC TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tắc tá tràng là dị tật bẩm sinh tiêu hóa thường gặp, phát hiện và điều trị sớm đem lại kết quả tốt cho bệnh nhi. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, và đánh giá kết quả điều trị teo và hẹp tá tràng ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả cắt ngang, bệnh nhi được chẩn đoán là tắc tá tràng điều trị tại Khoa Sơ Sinh Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ. Kết quả: Trong 25 tháng (11/2017 – 5/2019), có 11 trường hợp tắc tá tràng được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ. Tuổi nhỏ nhất là 1 ngày và lớn nhất là 15 ngày tuổi, có 5 nữ và 6 nam. Cân nặng lúc sanh trung bình là 2872 ± 460 gram (nhỏ nhất 2100 gram, lớn nhất là 3500gram). 6/11 TH có dấu hiệu gợi ý trước sanh và đề nghị theo dõi. 1TH có hội chứng Down, 2 dị tật tim và 1 đa dị tật. 100% bệnh nhi có ói dịch mật và đặc biệt có 3 TH nhập viện vì viêm phổi hít. 63,6 % có hình ảnh bóng đôi điển hình và không có hơi ở ruột. Thời gian cho ăn đường tiêu hóa hoàn toàn là 6,7 ± 1,4 ngày, thời gian nằm viện 15,2 ± 2,4 ngày. Không có trường hợp tử vong, có 2/11 (18,2%) TH nhiễm trùng vết mổ. Kết luận: Tắc tá tràng có thể chẩn đoán trước sanh. Kết quả điều trị tắc tá tràng của chúng tôi tốt nhưng theo đa số nghiên cứu tỷ lệ tử vong còn cao phụ thuộc vào trẻ đủ hay thiếu tháng và dị tật kèm theo.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tắc tá tràng, teo
Tài liệu tham khảo
2. Trần Thanh Trí (2015), “Đánh giá kết quả điều trị tắc tá tràng ở trẻ em”, Tạp chí Nhi Khoa, 8(2), tr 74 – 80.
3. Biagio Zuccarello (2009), “The Modified Kimura’s Technique for the Treatment of Duodenal Atresia”, International Journal of Pediatrics.
4. Bailey VP, Thomas FT (1993). “Congenital duodenal obstruction: A 32 - year review, vol 28, No 1, pp: 92-95.
5. Hayrettin Ozturk (2007), “A comprehensive analysis of 51 neonates with congenital duodenal atresia”, Saudi Med J, Vol 28, No 7, pp: 1050 – 1054.
6. Ibrahim a. Ibrahim (2013), “Congenital Duodenal Stenosis: Early and Late Presentation”, Med. J. Cairo Univ., Vol. 81, No. 1, PP: 609-617.
7. Mauricio A. Escobar (2004), “Duodenal Atresia and Stenosis: Long-Term Follow-Up Over 30 Years”, Journal of Pediatric Surgery,Vol 39, No 6, pp 867-871.
8. Sherif N Kaddah (2006), “Congenital Duodenal Obstruction”, Annals of Pediatric Surgery, Vol 2, No 2, pp: 130-135.
9. Sipala Siva kumar (2015), “Congenital intrinsic duodenal obstruction 13 case series and review of literature”, Journal of Dental and Medical Sciences, Vol 14(8), pp: 85 – 88.